Catégorie : LÊ VĂN KHOA

LE VAN KHOA à Paris avec sa femme NGOC HA , rencontre avec Tran Quang Hai & Bach Yen, Avril 2018

LE VAN KHOA à Paris avec sa femme NGOC HA , rencontre avec Tran Quang Hai & Bach Yen, Avril 2018

18.04.2018 by Hai Tran Quang

Tran Quang Hai & Le Van Khoa 16.04.2018

Tran Quang Hai & Le Van Khoa , 16.04.2018

Ngọc Hà & Bạch Yến, Lê Văn Khoa, 16.04.2018

Diễm Kiều, Bạch Yến, Ngọc Hà, 16.04.2018

Tran Quang Hai , Bach Yen, Ngoc Hà , Lê Văn Khoa, 08.04.2018
Lê Văn Khoa & Trần Quang Hải, 08.04.2018
Bạch Yến & Ngọc Hà, 08.04.2018
Hoạ sĩ Tuấn & Lê Văn Khoa, 08.04.2018
Lê Văn Khoa, 08.04.2018
Linh Chi, Bạch Yến , Trần Quang Hải, 08.04.2018
Ngọc Hà, 08.04.2018
Phương Oanh, Hồ Thuỵ Trang, Thu Sương, 08.04.2018
Ban hợp ca do Trần Minh Thiều sáng lập
Trần Quang Hải & Ngọc Hà, 08.04.2018
Thu Sương , Tuấn hoạ sĩ, Lê Văn Khoa, 08.04.2018
Thu Sương , Tuấn hoạ sĩ, Lê Văn Khoa, 08.04.2018
Thu Sương & Bạch Yến, 08.04.2018
Bạch Yến, 08.04.2018
Tặng hoa ,08.04.2018
Ngọc Hà & Lê Văn Khoa, 08.04.2018
đứng : Hồ Thuỵ Trang , ngồi trái sang phải Ngọc Hà, Lê Văn Khoa, Bạch Yến, Trần quang Hải, 08.04.2018
Ngọc Hà  & Bạch Yến, 08.04.2018

Chuyên mục: Photos avec des musiciens vietnamiens Từ khoá liên quan: Avril 2018, LE VAN KHOA à Paris avec sa femme NGOC HA, rencontre avec Tran Quang Hai & Bach Yen

Primary Sidebar

Chuyên mục

Powered by Pham Consulting.

Content preparation by Prof. Tran Quang Hai

Phiên bản 1.0

S LÊ VĂN KHOA và tác phẩm LÊ VĂN KHOA/ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM/ chương trình giới thiệu sách LÊ VĂN KHOA /MỘT NGƯỜI VIỆT NAM , 19.09.2015 tại SAIGON 9 RESTAURANT , GARDEN GROVE , CA92840

HÀ BẮC và NGỌC BỘI viết về SỰ NGHIỆP ÂM NHẠC , NHIẾP ẢNH của GS LÊ VĂN KHOA và tác phẩm LÊ VĂN KHOA/ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM/ chương trình giới thiệu sách LÊ VĂN KHOA /MỘT NGƯỜI VIỆT NAM , 19.09.2015 tại SAIGON 9 RESTAURANT , GARDEN GROVE , CA92840

      1 Vote


GIỚI THIỆU SÁCH LÊ VĂN KHOA / MỘT NGƯỜI VIỆT NAM chương trình tổ chức ngày thứ bảy 19.09.2015 Địa điểm: SAIGON 9 RESTAURANT, 2801 HARBOR BLVD , GARDEN GROVE, CA 92840 CHƯƠNG TRÌNH : Tiếp tân: 11:00am – 11:30 am Khai mạc: 11:30am – 12:30pm MC giới thiệu chương trình Diễn giả : Nhà văn PHẠM XUÂN ĐÀI chủ đề : LÊ VĂN KHOA , MỘT NGƯỜI VIỆT NAM Diễn giả : Nhà văn TRỊNH Y THƯ Chủ đề : LÊ VĂN KHOA và Âm nhạc MC giới thiệu nhạc sĩ LÊ VĂN KHOA Phần âm nhạc: ca sĩ góp mặt : NGỌC HÀ, VƯƠNG LAN, NHƯ AN Chụp hình và ký tên sách lưu niệm với NS LÊ VĂN KHOA Tiệc trưa : 12:30pm – 1:30pm (mỗi phần ăn $ 15.00) Sách được bán : $ 50.00 cho bìa thường , $ 70.00 cho bía cứng Liện lạc : TRẦN VIỆT HẢI  (818) 451-5157 TRẦN MẠNH CHI (310) 628-7499 LƯU ANH TUẤN  (619) 203-9118 LÝ TỒNG TÔN (661) 733-1602 NHÂN ẢNH TÂN VĂN trân trọng kính mời
Nhạc Giao Hưởng Việt: Hiện Tượng LÊ VĂN KHOA

Nhạc Sư Lê Văn Khoa và Tổng Quản Trị Việt Báo Hòa Bình
(VietBao photo)

HÀ BẮC Theo đề nghị của trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, bài này được viết để nhận xét – thay vì phân tích vì tác giả không phải nhạc sĩ – về dòng nhạc giao hưởng “tân lãng mạn” đồ sộ lẫy lừng của Nhạc Sư Lê Văn Khoa, về nỗ lực của ông đưa dân ca Việt ra thế giới và về chính hiện tượng Lê Văn Khoa của dòng nhạc không lời này. Ông không chỉ là cây đại thụ nhạc giao hưởng Việt, ông còn là nhà khai phá thành đạt, người soạn hòa âm giao hưởng phá kỷ lục của Việt Nam Cộng Hòa, nhà giáo, nhiếp ảnh gia và nhà tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ không mệt mỏi. Khi mới nhận được năm dĩa audio tặng phẩm của tác giả qua ban tổ chức, kẻ viết bài này đã để trong tủ nhạc Việt một cách tự nhiên theo thói quen để chờ đưa tuần tự vào máy; và sau khi thưởng thức xong toàn bộ các giai tác này – nhiều lần – thì mới nhận chân ra nội dung “áo bà ba” của các bài dân ca không còn “đóng phèn” nữa; mà đã óng ánh những sợi kim tuyến mang nét chấm phá nghệ thuật thích nghi với thính thị của mọi dân tộc từ Âu sang Úc; từ Mỹ sang Á châu; và đặt chúng vào tủ nhạc giao hưởng quốc tế. Chiều hướng đem dân ca Việt vào dòng nhạc giao hưởng phương Tây; cụ thể là dòng nhạc giao hưởng Mỹ đã khiến Nhạc Sư Lê Văn Khoa phải bỏ ra nhiều nỗ lực để khán thính giả bản xứ quên đi trong chốc lát “khẩu vị” quen thuộc cố hữu của họ để (bước đầu) thưởng thức cái “hương vị” xa lạ đến từ nửa vòng trái đất qua người tỵ nạn cộng sản; để có ngày nào đó sẽ trở nên “khoái khẩu” không thể thiếu vắng trong “dạ tiệc” tại các nhạc viện và hý viện. Khán thính giả bản xứ sẽ thấy ngạc nhiên và thú vị khi thưởng thức một giai tác của ông mà nghe như của Frederic Chopin (1810-1849) và các đại nhạc sư khác; nghe như “Nocturne” ở Áo, ở Đức, ở Pháp mà tựa đề lại là “A Night in Vietnam” (11:51 phút) trong dĩa “Piano Solo”! Trong dịp trình tấu ở Washington D.C. năm 2010, Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa than “cô đơn” trong nỗ lực quốc tế hóa dân ca Việt; quả không sai! Thiện chí đến Việt Nam tìm kiếm và nhiệt tình tìm hiểu âm nhạc Việt của các bạn hữu Hoa Kỳ của ông đã trở nên vô ích vì gặp trở ngại lớn từ các “đỉnh cao trí tuệ”và chủ trương “hồng hơn chuyên” của đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền; điển hình là trường hợp Tiến sĩ Giáo Sư Deborah Rosen của Irvine Valley College, đã tốn công tốn của đến “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” để nghiên cứu và rồi trở về với thành quả là mớ nhạc tuyên truyền rẻ tiền của chế độ; không thể dùng làm luận án được! Nhạc Lê Văn Khoa không phải chỉ để hợp xướng; nó cũng được dùng để đơn ca và song ca; độc tấu và song tấu từ thời văn hóa khởi sắc Việt Nam Cộng Hòa; và sau này ở hải ngoại. Nó được hòa tấu tại các hý viện tráng lệ ở Mỹ, Âu và Úc Châu. Hơn thế nữa, nó còn được dùng để đấu tranh chống chế độ cộng sản phi nhân bản và phi dân tộc ở Việt Nam hiện nay; điển hình là “Trường Ca Việt Nam Quê Hương Mến Yêu” đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa; rồi “Trường Ca Khóc Đi Em, Trên Biển Cả, Ca Ngợi Tự Do, v. v…” và bằng cả lãnh vực nhiếp ảnh nữa trước 1975! Khúc giao hưởng “Symphony Việt Nam 1975” hoàn thành ở hải ngoại là tác phẩm lớn nổi tiếng nhất về mặt này; được đánh giá như một sử ký viết bằng âm nhạc, một “legacy” của tác giả. Nó là tấu khúc Việt đầu tiên được trình diễn ở Melbourne ngày 22/10/2005 bởi The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra trong lịch sử 150 năm của dàn nhạc này. Tên gọi “Symphony Việt Nam 1975” đã được tác giả đặt theo kiểu “Overture 1812” và “Symphony 1997” (đánh dấu hai biến cố chính trị bi tráng ở Nga và HongKong) để ôn lại từng thời kỳ lịch sử bi ai của dân tộc Việt. Trong buổi trình diễn ở Úc, chính nhạc trưởng Andrew Wailes đã hát bài “The Last Time” (6:32 ’ dĩa Souvenir của Lê Văn Khoa); câu cuối “goodbye” nghe chẳng khác gì lối trình bày của Julie Andrews trong “The Sound of Music” của bà. Đàn tranh trong “Full Moon” đã quyện với các nhạc cụ phương Tây thật nhịp nhàng. Bản “The Rice Drum” (4:19’) trong dĩa “Souvenir” đã được độc tấu bằng chiếc đàn bandura, một nhạc cụ khiến người Nga, nhất là bạo chúa Staline phải sợ hãi đến độ tiêu hủy hết, giết hết nhạc công và cấm tuyệt để ngăn ngừa lòng ái quốc của dân Ukraine. Có thể nói mỗi tác phẩm giao hưởng của ông là một giai tác. Nhạc Lê Văn Khoa “quen” vì nghe biết ngay là dân ca; là “lý”; là “hò”; là “Chopin, Beethoven, Strauss, Berlioz, Mozart, Haydn v. v…”; nhưng cũng “lạ” vì có các nhạc cụ cổ truyền Việt và Ukraine cùng hòa tấu với nhạc khí Tây phương; vì nhiều nốt “lạ” không dễ xoay trở ngón đàn. Âm thanh thì bàn tay phải có lúc phải với nốt “lá” ở bậc cao; bỗng bàn tay trái phải lặn sâu nốt “là” ở bậc thấp như trong bài “In The Pond” (4:50’) của dĩa “Piano Solo” do Giáo Sư Lyudmila Chichuk độc tấu. Bè thì có khi bổng khi trầm, vắt ngang vắt chéo, vắt ngược vắt xuôi (Hymn to Freedom 5:43’); cung thì chuyển từ mineur sang majeur; tiết nhịp thì khi đột ngột, thoăn thoắt, lúc lại khoan thai; hiện tượng “lạ”, bốn bàn tay cùng lướt trên phím đàn piano (Song of The Black Horse 1:49’); nghe như vó ngựa dập dồn chỉ có ở nhạc của ông. Lê Văn Khoa là cây đại thụ nhạc giao hưởng Việt bởi khuynh hướng và thành quả. Từ tiểu khúc đến bản giao hưởng đều diễn tả được nỗi lòng của tác giả. Ba mặt sáng tác, trình tấu và thưởng thức đã hội tụ như góc tam giác, như kiềng ba chân nên đã giúp cả ba được cộng hưởng. Nhạc giao hưởng của ông tựa cấu trúc căn nhà lầu ba tầng; trong đó đại gia đình đông đảo leo lên xuống không ngừng; kẻ chậm rãi, người thoăn thoắt tùy đặc tính và vai trò của họ. Nhạc ngũ cung không chỉ dùng trong dòng nhạc Lê Văn Khoa, nó thoáng hiện trong hầu hết các tác phẩm của các soạn giả trứ danh phương Tây; ẩn tàng tung tích một cách kín đáo. Hòa âm cho giao hưởng còn xa lạ thời Việt Nam Cộng Hòa. Nó là sản phẩm đặc thù của châu Âu có mặt muộn màng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Dòng nhạc giao hưởng của ông tựa như mưa tưới cánh đồng khô hạn của nhánh nhạc này trong nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa. Trong nhạc giao hưởng Lê Văn Khoa, từng nốt nhạc được trình tấu bằng từng nhạc cụ khác nhau. Âm nhạc của ông đủ ước lệ mà không cần ca từ; do đó, đã không cần sinh ngữ vì âm nhạc là sinh ngữ quốc tế phi biên cương. Ông đánh thức tâm khảm Việt bằng kho tàng âm nhạc ngũ cung; đem chuông ngũ cung tiềm ẩn đi đánh vào tâm tư xứ người bằng nhạc khí của chính họ. Chủ trương dùng nhạc cụ Tây để đánh nhạc Ta của ông thật là một ý tưởng cách mạng về âm nhạc; khác với chủ trương bảo thủ khép kín của các nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, Trần Văn Khê và các nhà văn hóa khác. Dĩa “Lullaby” có hai bài điệu Valse. Các bài “Dawn of My Country” (5:57’), và “Dream of My Homeand” (5:20’) có lời ca, nghe hùng hồn nhịp quân hành. Bản “Memory” (5:10’) có lời nghe như Tiếng Tơ Đồng trước 1975. Bài “Serenade” (5:31’) do Nhạc Sĩ Semchuck độc tấu violon nghe thật duyên dáng, yêu kiều đến lạ lùng! Trong dĩa “Souvenir”, bản “The Last Time” (6:32’) giọng Ngọc Hà đơn ca bộc bạch; thổ lộ lời ca trau chuốt hợp soạn của hai người đậm nỗi hợp tan của loại tình yêu đôi lứa. Bản “Welcome Spring” (1:57’) điệu Polka ngắn ngủi nhưng rộn ràng, tươi vui tạo lạc quan. “Autumn Evening” (5:43’) lạ vì đệm giọng ngân soprano và đàn guitar; “Wondrous Love” (5:32’) đơn ca nam giọng tenor đệm bằng nhiều bè trôi nổi; nghe như nửa nhạc yêu nước, nửa thánh ca. “The Rice Drum” (4:19’) dân ca Việt Nam nghe bi tráng với dàn orchestra; lạ tai với nhạc khí truyền thống Bandura của dân Ukraine. Trong dĩa “Memories”, bài “Nocturne” (4:57’) của ông với solo violon và piano phụ họa đã không miên man trầm lắng như các Nocturne khác; mà lại có lúc vui tươi, nhộn nhịp; kết quả việc đổi âm giai thứ ra trưởng. Nếu đã có “Nocturne” ở châu Âu của Schubert, Chopin . . . thì nay người Việt hãnh diện vì cũng có “Nocturne” của ta! Bản “In the Moonlight” (6:36 ’) có tiếng flute của Kalitovky nghe như tiếng sáo lớn. Dĩa “Piano Solo” kết thúc với bài số 7 “A Night in Vietnam” (11:51’) tuy chỉ độc tấu nhưng nghe như có lời vì thính giả Việt ai cũng thuộc các bài dân ca Nam bộ. Bài số 5 “Cut the Tree” có âm thanh nghe như hồn nước hiện về; thật cảm động! Bài số 7 trong dĩa legacy “Symphony Việt Nam 1975” tuy dùng tiết nhịp của bài dân ca “Lý Chim Quyên” nhưng với ban hợp ca nam nữ nghe hùng hồn, bi tráng; không mộc mạc như “Lý Chim Quyên” dùng nhạc cụ dân tộc. Giới hạn của bài này không cho phép đề cập đến phạm vi nghệ thuật nhiếp ảnh của ông. Tuy nhiên có một kỷ niệm liên quan khá đẹp và khó quên: Trước Tết Mậu Thân 1968, khi đài Truyền Hình Việt Nam băng tần số 9 mới được quân đội Mỹ giúp thành lập được mấy năm, Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa đã có chương trình dạy nhạc định kỳ và hợp xướng bất định kỳ trên màn ảnh đài này. Trong một chương trình đặc biệt, ông đã mời Hoa Hậu đài Truyền Hình Việt Nam và hai Á Hậu; trong đó có người nhà của kẻ viết bài này, Á Hậu Hoàng Tô Châu xuất hiện trong chương trình. Chân dung của họ cũng được hân hạnh lọt vào ống kính nghệ thuật của nhà soạn nhạc kiêm nhiếp ảnh gia đa tài này để rồi lần lượt được xuất hiện trên bìa các tuần báo phụ nữ tại thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Hòa thời đó. Trước 1975 ít ai nhắc đến ông vì nhiều nguyên do; chẳng hạn họ không có TV, không thưởng thức nhạc giao hưởng hoặc không có nhạc giao hưởng để thưởng thức và nhất là vì ông rất khiêm tốn. Ngoài mấy lần phải trích đoạn thay vì được trình diễn nguyên bài vì thời lượng hạn chế hoặc phải viết lại để thích ứng với tình huống thay đổi nhạc cụ và số lượng nhạc công trình tấu bất ngờ xảy ra không tiên liệu được, đã không có lời bình bác nào về dòng nhạc của ông. Nhưng chắc hẳn Việt Cộng, Việt gian và vài kẻ tị hiềm nào đó có thể chỉ trích vì không lợi dụng được ông và vì đố kỵ. Nhà văn Pháp Octave Mirbeau (1848-1917) đã chẳng có câu “Jamais la critique n’a su discerner un ouvrage remarquable, trouver un artiste, faire surgir un nom glorieux!” (Phẩm bình không bao giờ biện bác được một giai tác, nhận chân được một nghệ sĩ và nêu bật được một tên tuổi lẫy lừng); vả lại, bi kịch gia Philippe “Néricault” Destouches (1680-1754) trong bi hài kịch về phong hóa “Le Glorieux” đã có câu “La critique est aisée, et l’art est difficile!” (bình bác thì dễ, nghệ thuật mới khó). Cũng là đại thụ như Trần Văn Khê, Phạm Duy nhưng Lê Văn Khoa không bị “hòa hợp” (hòa hoãn hợp tác) bởi chế độ phi nhân Cộng Sản Việt Nam. Trái lại, ông đã không để cho kẻ thù núp bóng lâu đài âm nhạc đồ sộ lẫy lừng của mình để lợi dụng tuyên truyền lừa bịp. Ông hòa nhã nhưng bất khuất; tựa Gloria Estefan của Cuba vậy. Vì nhạc giao hưởng kén thính giả (quần chúng Việt phần lớn quen nghe boléros và cải lương) và vì ông Lê Văn Khoa không chủ trương kinh doanh nghệ thuật, việc thực hiện một compact disc nhạc loại này để phổ biến bằng một ban hòa tấu tiêu chuẩn 60 nhạc công trở lên và một hý viện tráng lệ; chi phí ắt không phải là trung bình. Tình trạng này chắc hẳn phải khiến việc phát hành các CD nhạc không lời của ông – đôi khi có bài có lời (lyrics) – rốt cuộc chẳng CD nào có lời (interests) cả! Tuy nhiên, cổ ngữ Latin có câu “bis vivit qui bene” (kẻ sống gấp đôi người khác thì sống mạnh mẽ); nhạc sư Lê Văn Khoa chính là típ người này để mà tự hào! Cũng tựa Hoa Hậu không chỉ bởi cái đẹp thể chất, thiên tài không chỉ bởi bản thân cái tài mà còn phải có cái đức nữa. Ông có cái đức của người quốc gia chân chính; của nhà giáo, nhà tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ. Và bởi những thành quả vô song mà ông đã nhiều thập niên tạo dựng. Có nhìn và nghe thấy những Kateryna Myronyuk (Ukraine) độc tấu bandura bài “Trống Cơm”, Suzuki Hitoshi (Nhật) độc tấu cello bản “Memory”, Phương Oanh (Pháp) độc tấu đàn tranh “Hát Hội Trăng Rằm”, nhạc trưởng Andrew Wailes (Úc) hát “The Last Time“ (Lần Cuối) mới thấy được bức tranh “Thế Giới Đại Đồng” với bản sắc dân tộc khác nhau quấn quít trong tình người và nghệ thuật; không phải thứ thế giới đại đồng ảo vun xới bằng dối trá, bạo lực và xác hàng triệu dân vô tội mà cái đuôi mãng xà Cộng Sản Việt Nam, dù đầu đã bị đập nát từ 1989 vẫn đang mù quáng toan tính áp đặt! Nếu gọi các tay vĩ cầm là “vĩ” nhân thì Lê Văn Khoa không phải vĩ nhân trong số đó; bằng không, ông chính là vĩ nhân nhạc giao hưởng Việt của nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa và trên trường quốc tế hiện nay. Nếu gọi thiên “tài” là tiền từ trời rơi xuống thì ông chưa có thiên tài; bằng không, với lứa tuổi từ thượng thọ đến đại thọ và với “legacy” đã có, ông chính là thiên tài về âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa và của cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi; chưa kể nhận xét đồng tình của các nhạc sư bản xứ các nước. Có thể nói dòng nhạc giao hưởng Lê Văn Khoa là một hiện tượng đặc thù đáng để trân quý và thưởng ngoạn. Nói theo văn phong của Đại Tướng Douglas McArthur kết thúc 52 năm binh nghiệp, trong diễn văn giã biệt trước Quốc Hội lưỡng viện Hoa-kỳ hôm 19/4/1951, kết thúc bằng câu “Old soldiers never die, they just fade away” thì composer Lê Văn Khoa, một ngày nào đó buông viết cũng sẽ phải nói như lời của một nhân vật mà tôi quên tên. Ông nói: “Old composers never die, they just decompose!”. HÀ BẮC ***************************************************************************** LÊ VĂN KHOA LÀ MỘT TRONG BA NHẠC SĨ TRÊN THẾ GIỚI viết nhạc cho đàn BANDURA của xứ UKRAINE. sach bandura ukraine Một tin quan trọng đến vừa đúng ngày kỷ niệm tháng Tư Ðen, đánh dấu 40 năm ly hương
của người Việt tị nạn cộng sản: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được vinh danh là một trong ba nhạc sĩ
trên thế giới viết nhạc cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng.
Một quyển sách bằn;g tiếng Ukraine với tên khá dài “NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA ÐÀN BANDURA UKRAINA TRONG THẾ KỶ 20 VÀ ÐẦU THẾ KỶ 21”,
do trường  đại  học “Vasyl Stefanyk Precarpathian National University và Ivana-Frankivsk
Regional Organization of Ukrainian Kobzars National Union thuộc viện Cao Học Quốc Gia
Ukraine mới  ấn hành, vừa được gửi đến Nhạc sĩ Lê Văn Khoa từ Kiev, Ukraine.
Giáo sư Tiến sĩ Violetta Dutchak là tác giả, dành nhiều trang trong chương thứ sáu để viết về Nhạc sĩ
Lê Văn Khoa, về sự đóng góp của ông trong việc phát triển đàn Bandura bằng cách viết nhạc cho cây
đàn dân tộc của Ukraine. Bài viết có phần nhận xét kỹ thuật viết nhạc của ông cho đàn này. Tác giả xác
nhận Lê Văn Khoa là một trong ba nhạc sĩ trên toàn thế giới, đã viết nhạc cho đàn Bandura trình tấu với
dàn nhạc giao hưởng.
Ðiểm quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây là Nhạc sĩ Lê Văn Khoa dùng nhạc dân tộc Việt, bài dân ca
Trống Cơm và Se Chỉ Luổn Kim, viết lại cho nhạc sĩ Ukraine đàn trên cây đàn dân tộc của họ, một hình
thức đưa văn hóa của hai dân tộc đến với nhau qua âm nhạc độc đáo của cả hai bên. Ý niệm đó đã được
tác giả Tiến sĩ Violetta Dutchak nhận thấy và ghi trong lời đề tặng như sau:
“With regards to the Composer Lê Văn Khoa with great respect and gratitude for the development of cultural contacts between countries and peoples. Professor Violetta Dutchak Sự thành công lớn của một người tị nạn cộng sản được ghi nhận đúng vào ngày Quốc Hận thứ 40 mang một ý nghĩa sâu đậm cho mọi người Việt Nam. Phụ lục:2 videos Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do nữ nhạc sĩ Kateryna Myronyuk trình t ấu  đàn Bandura  với dàn nhạc giao hưởng Ukraine.( HoaThịnh Đốn, năm 2010) 1/ https://youtu.be/LA3sBhxxB1Q ( Trống Cơm) 2/ https://youtu.be/2s4Bwo4ezQQ ( Se Chỉ Luồn Kim) lê văn khoavinh danh trong sách viết về đàn bandura xứ ukraine Nhạc Giao Hưởng Việt: Hiện Tượng LÊ VĂN KHOA
Nhạc Sư Lê Văn Khoa Tổng Quản Trị Việt Báo Hòa Bình (VietBao photo) SỰ NGHỆP ÂM NHẠC VÀ NHIẾP ẢNH LỪNG LẪY của Giáo sư, Nhạc trưởng Lê Văn Khoa, và tác phẩm: LÊ VĂN KHOA/ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM.   Ngọc Bội                                                               Nói đến Âm nhạc, Nhiếp ảnh, cũng như Hội họa là nói đến nghệ thuật, nói đến sự rung động của tâm hồn. Và tất nhiên, còn tùy ở tâm cảm, và tâm cảnh của người thưởng thức. Chúng tôi không đủ tư cách phê bình, chỉ xin nêu lên những điều Giáo sư, Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã nói, cũng như thành tích mà ông đã lập được dưới mắt của một độc giả, không chuyên môn, nhưng có lòng trân quý, và cảm phục đến tác giả và tác phẩm. Cho dẫu có sự am tường nào, ngôn bất tận ý, cá nhân chúng tôi cũng không thể nói hết được những lời hay, ý đẹp của tác giả. Nhắc đến đây chúng tôi chợt nghĩ đến những lời ví von: “Việt Nam là suối nhạc sông thơ. Tâm hồn người Việt Nam là tâm hồn của thi sĩ v.v…” Vậy âm vang truyền thống dòng suối nhạc đó từ đâu? Nếu không phải là tiếng ru cùa mẹ Việt Nam tự ngàn đời, từ lúc con còn là cái bào thai, cho đến khi lọt lòng mẹ, được mẹ ôm con vào lòng, qua những điệu ru ca dao: À ơi, hay ầu ơ, ví dầu, Cái cò xung chát khế chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…   CHÂN DUNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.   1- TÁC GIẢ. – Giáo sư, Nhạc trưởng Lê Văn Khoa là một soạn nhạc gia quốc tế lừng danh, một nhiếp ảnh gia tài ba, một nhà Văn hóa, Giáo dục và Nghệ thuật v.v… Ông chào đời năm 1933, tại Cần Thơ, Tây Đô của miền nam Việt Nam, cái nôi của nền văn minh miệt vườn, sông nước Cửu Long Giang. Và là trung tâm của miền gạo trắng, trăng thanh, đất lành, người lành, đất của cổ nhạc miền Nam mê say, mang đậm tình văn hóa dân tộc. Nhắc đến niên tuế, Giáo sư Nhạc trưởng Lê Văn Khoa đã vượt Bát Tuần Khánh Thọ, trân quý biết bao, “Ngũ phúc, thọ vi tiên”. Chúng tôi, cùng quý vị quan khách xin trân trọng chúc mừng đến ông và tác phẩm.   2- TÁC PHẨM: LÊ VĂN KHOA/ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM. – Nói về cuốn sách của ông (đang có trước mặt chúng ta), đã được hình thành qua một ban biên tập và ban thực hiện hết sức công phu. Chúng tôi thật sự choáng ngợp, cuốn hút lạ thường, khi cầm trong tay một tác phẩm đồ sộ với tựa đề: Lê Văn Khoa/ Một người Việt Nam. Một đề tựa thật khiêm nhường và cũng thật cao thượng! Sự cuốn hút không chỉ vì vẻ đẹp về hình thức, mà còn ở nội dung vô cùng phong phú, tập hợp được hàng trăm các cây viết văn nghệ sĩ, nhà giáo, nhà bình luận, nhà ngoại giao, từ khắp nơi trên thế giới, kể cả các người thế hệ trẻ, và người ngoại quốc. Chính đề tựa của cuốn sách, cho chúng ta biết về nội dung, không phải là những bản nhạc của ông được in thành tuyển tập mà là những bài do ông viết, qua kiến thức, nghiên cứu, những khám phá, và những nhận định hết sức sâu sắc về âm nhạc, và về nhiếp ảnh, kể cả những truyện ngắn đặc sắc. Và cùng các thân hữu của ông, đã đóng góp những bài viết giá trị về văn hóa và nghệ thuật, nói về ông, một thiên tài xuất chúng. Sách khổ lớn, bìa cứng, hiện đại, là chân dung Giáo Sư Lê Văn Khoa bằng tranh sơn dầu của Họa sĩ Trương Vũ/ Trương Hồng Sơn, với số trang đáng nể, 700 trang, được chia làm ba phần: Âm nhạc, Nhiếp ảnh, và phần Anh Ngữ. Người đọc sẽ được thấy ở đó, thật nhiều điều kỳ thú bất ngờ, những hạt ngọc của tư tưởng, và rất nhiều hình ảnh màu sắc đẹp mắt, được in ấn trang nhã, sáng láng, và đáng yêu vô cùng.   3- SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC. – Ông chia sẻ: “Âm nhạc là một nghệ thuật rộng lớn vô biên, là nghệ thuật hòa hợp âm thanh để diễn tả tình cảm. Có thể nói,  âm nhạc ảnh hưởng đến vạn vật, và âm nhạc là sức mạnh đáng sợ. Âm thanh khác hơn tiếng động, vì trong âm thanh ta đo được “chiều cao” và “chiều dài”, hay không gian và thời gian, và là cung bậc, trương độ của âm thanh. Âm nhạc ảnh hưởng đến tâm trí con người, là hơi thở của tâm hồn, khi niềm vui cũng như nỗi đau dâng lên cao ngút. Nhạc kích động quần chúng, kích động chiến sĩ, là vũ khí tuyên truyền vô cùng quan trọng trong cuộc chiến tranh tâm lý. Nên rất cần nghiên cứu nhạc cặn kẽ, để hiểu rõ tác động của nó mà sự lợi hại sẽ không thể lường được!”. Chúng tôi chỉ xin nêu lên hai ví dụ: – “Stalin và Đảng Cộng sản Nga rất sợ những người hát ca khúc ái quốc và tôn giáo ca ngợi lịch sử Ukraine của các nhạc sĩ mù (kobzari) đi hát rong khắp nơi, với tiếng đàn Bandura, nhạc cụ dân tộc của Ukraine. Họ đã lùng bắt khắp nơi, cho giam tập chung, và hành quyết tập thể, con số 300 người nhạc sĩ mù này, cùng với những người khác vào thập niên 1930.” (LVK/MNVN, tr.111). -Một nhận xét sâu sắc khác về âm nhạc của Kim Thanh, (Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý) trong một bài viết về Platon Và Khung Trời Của Ý (Oregon Thời Báo): “Tôi nghĩ, một người nếu thật sự đã nghe Sonate Appassionata của Beethoven một lần, rồi sẽ không còn muốn oán thù ai nữa. Và tôi đọc ở đâu đó, Lenine có nói rằng, nếu cứ tiếp tục nghe bản nhạc này, ông ta sẽ không hoàn thành nổi cuộc cách mạng vô sản.” (ORTB, 5/15/2014, số: 626, tr.24).   4-NHỮNG SÁNG TÁC PHẨM VỀ ÂM NHẠC VÀ NHIẾP ẢNH. – Những sáng tác phẩm của ông thật nhiều trên cả hai lãnh vực âm nhạc và nhiếp ảnh, mang sắc hồn dân tộc. Âm nhạc và nhiếp ảnh vẫn luôn gắn liền với nhau trong con người của ông, nên có đôi khi, “người nghe sẽ thấy được hình ảnh trong âm nhạc của ông hay ngược lại…” Ông đã từng chiếm được rất nhiều những giải thưởng về âm nhạc và nhiếp ảnh, kể cả huy chương cao quý về giáo dục.Trong giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1969 của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ông đã được thắng giải cùng với các nhạc sĩ hoà âm thời danh Vũ Thành, và Nghiêm Phú Phi. Ông là người khai phá đầu tiên, nâng tầm thưởng thức nhạc giao hưởng trong cộng đồng người Việt, và đưa dòng nhạc Việt giao hưởng ra khắp thế giới qua các sáng tác của ông từ nhiều thập niên qua, làm vẻ vang cho người Việt chúng ta. Các nhạc phẩm giao hưởng này đã do ông hòa âm, phối khí cho dàn nhạc danh tiếng Kyiv Symphony Orchestra với hàng trăm các nhạc sĩ thượng thặng của Ukraine trình tấu. -Ai cũng hiểu rằng: “ Đối với Tây phương, nhạc giao hưởng thuần túy mà không cần lời diễn giải, như đã quen thuộc với họ, và hẳn nhiên còn quá mới mẻ đối với nhiều người trong chúng ta”. Tuy thế, khi được thưởng thức dòng nhạc giao hưởng của Soạn Nhạc Gia Lê Văn Khoa, dường như, người nghe không thấy đơn điệu, còn cảm được cái thần của nó trong tiếng đàn, tiếng ca nhiều bè, âm vực vang lên tuyệt vời, trong không gian có bề ngang, và cả bề dầy. -Tác phẩm Symphony Vietnam 1975 của ông, mang đầy âm hưởng ngũ cung Việt Nam. Tác giả Thanh Hằng cho rằng: “Những bản nhạc Symphony Việt Nam 1975, Memoríes, Souvenir của Lê Văn Khoa là tiếng khóc nức nở của một người Việt đối diện với lịch sử trong những giai đoạn đen tối nhất.” (LVK/MNVN, tr.406). -Symphony Việt Nam 1975 “vang dội” trời Úc, qua dàn nhạc The Royal Melbourne Philhamonic Orchestra trình diễn năm 2005 và đã được tàng trữ tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Úc Đại Lợi, mở rộng cho các nhà nghiên cứu tham khảo. Ông Trịnh Y Thư nhận định: “Đại tấu khúc giao hưởng Việt Nam 1975 đã trở thành gia sản văn hóa của nhân loại.”   5- NHẠC NGŨ CUNG. Nhạc sĩ Anh Bằng và Hoàng Nam chia sẻ: “Việt Nam là một nước gồm nhiều sắc dân hòa nhịp theo dòng lịch sử lập quốc và với một nền văn hóa lâu đời, cho nên dân ca Việt rất phong phú và đa dạng. Kho tàng dân ca VN gồm nhiều vùng, nhiều miền, nhiều thể loại: Dân ca Nam phần, dân ca Huế, quan họ Bắc Ninh, dân ca Cao nguyên, và dân ca Miền núi.” (tr.415).  Nhạc trưởng Lê Văn Khoa cho biết thêm: “Nhạc cổ truyền VN có Tam cung, Tứ cung, Ngũ cung, và Lục cung. Nhưng phổ thông hơn hết là Ngũ cung (tức có thang âm năm nốt nhạc). Khác với nhạc Tây phương có Thất cung (bẩy nốt nhạc) như quý vị đã biết. Mỗi cung có màu sắc khác nhau, gây xúc động khác nhau, dùng diễn tả tâm tình khác nhau. Nhạc Ngũ cung không phải là nghèo. Nguồn gốc nhạc Việt ảnh hưởng đến với thế giới gần như không được nói đến, và người Việt cứ nghĩ mình chịu ảnh hưởng của Âu tây mà thôi. “Thật đáng tiếc!”. Một số bản nhạc của Hoa Kỳ, và các nước khác cũng đã viết hoàn toàn bằng ngũ cung, như bản nhạc Auld Lang Syne của Tô Cách Lan (Scottish) tức bài Chia Tay của Hướng Đạo, còn gọi là bài Tiễn Đưa Năm Cũ, được nhiều người biết đến là một ví dụ.” -Ngoài ra, theo thiển ý, ta thử đọc lại câu thơ Kiều, tả “khúc đoạn trường”, qua tiếng đàn Nguyệt (Cầm trăng). Đàn Nguyệt và Đàn Tỳ Bà, nguyên thủy có 4 dây. Chỉ thuần tiếng đàn, dây vũ (dây to), dây văn (dây nhỏ) mà mang nét nghệ thuật và hấp lực cao: “Trong như tiếng hạc bay qua  Đục như nước suối mới sa nửa vời  Tiếng khoan như gió thoảng ngoài  Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”         (Truyện Thúy Kiều/Nguyễn Du)   Và: “Bốn dây như khóc như than  Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!”         (Truyện Thúy Kiều/Nguyễn Du)   6- HAI NGUỒN VĂN HÓA ĐÔNG TÂY: – Những âm điệu dân gian Việt Nam, qua các bài dân nhạc truyền thống, bằng lời ca dao đầy trữ tình, và bản sắc dân tộc, đem đến những cảm giác thăng hoa cho đời sống, như: “Se chỉ luồn kim”, “Trống Cơm”, “Ru Con”, “Lý Ngựa Ô”, “Lý Cây Đa” v.v…được ông phối khí, hòa âm, hợp ca nhiều bè, cho dàn nhạc giao hưởng Tây phương, xen lẫn tài tình những tiếng đàn tranh, đàn bầu, như rót vào hồn người để quảng bá đến người ngoại quốc biết về những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. – Nếu âm nhạc là “sinh ngữ”, việc mở ra một cánh cửa cho nhạc cổ truyền dân tộc Việt đi xa, hòa nhịp trong muôn sắc màu thắm tươi của ta, và của thế giới, thay vì còn mãi trong một khung trời hạn hẹp, quen thuộc, thì đó là một phương cách để bảo lưu được truyền thống dân nhạc Việt Nam? Và ta mới thấy ông đã có những đóng góp, nhìn xa, trông rộng, đem sự hòa hợp cái đẹp của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với âm nhạc Tây phương qua các dàn nhạc giao hưởng đại hòa tấu. Sự thành công đến nỗi Tiến sĩ Nhạc trưởng Edward Cumming của Harford Symphony Orchestra tại Connecticut, Hoa Kỳ, đã phát biểu rằng:  “Khi Đàn bầu, Sáo và Khánh quyện lại với dàn nhạc giao hưởng, tôi thấy nhạc Việt và nhạc Tây phương ôm choàng lấy nhau, gắn bó nhau. Đó là cái ôm siết chặt của hai nguồn văn hóa Đông, Tây”. Mặt khác, ngay cả đến những nhạc sĩ lừng danh thế giới như Franz Liszt, Chopin, Lully, Mozart, Beethoven, Schubert, và Tchaikowsky v.v…cũng điểm thêm nhạc ngũ cung cho dòng nhạc cổ điển quen thuộc của họ có một thoáng hương xa, như ông đã nói. – Giáo Sư Lê Văn Khoa luôn kêu gọi, nhắc nhở anh em, trong lãnh vực âm nhạc cũng như nhiếp ảnh:  “Đừng quên yếu tố DÂN TỘC, tìm cái đẹp, tạo cái mới, HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG, CHỐNG CỘNG, làm VÌ DANH DỰ TẬP THỂ và DÂN TỘC hơn là vinh hiển cá nhân!” (tr.498). Còn lời chân tình nào cao đẹp hơn, đã được in thành văn sách, và cảm phục biết bao đến lời nói khí thế, và chính trực này.   7- NHIẾP ẢNH. – Một bộ môn nghệ thuật đặc sắc, trong sự nghiệp đa dạng của Giáo sư Nhiếp ảnh gia đại tài Lê Văn Khoa. Trong những bài Khảo luận về tư tưởng đạo đức và nghệ thuật nhiếp ảnh của ông đem thích thú và hữu ích đến với người đọc, nhất là cho những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh: – “ Luật 1/3, tức ý niệm cân đối đã có từ thời tiền sử. Sự cân đối này đã nằm trong thiên nhiên mà con người đã quan sát tìm thấy, và ứng dụng trong nghệ thuật từ ngàn xưa, cho đến ngày nay và sẽ còn rất lâu trong tương lai. – Người ảnh (sử dụng) phải có khóe nhìn của một họa sĩ, một điêu khắc gia, và tâm hồn rung động của một thi, văn, nhạc sĩ.  Nhiếp ảnh là đẹp, vì ảnh không làm cho sự việc có vẻ thật hơn mà chính nó là sự thật, (nói lên cả ngàn lời). Song, trong nghệ thuật, ta có thể biến sự thật trở nên mơ hồ, tạo một hình ảnh khác biệt, như câu nói của danh họa Pablo Picasso:“ Nghệ thuật là sự giả dối để làm cho chúng ta nhận thức sự thật.” (Art is a lie that make us realize the truth)”. Giáo sư Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa cho ra đời một trường phái:“DO YOU SEE WHAT I SEE?” Tạm dịch: “Bạn có nhìn thấy, điều tôi nhìn thấy không?”. Ông là người đầy óc sáng tạo, đi trước thời đại, đã thành công đưa cảm nhận của mình đến với người xem, đưa cái mơ hồ vào cái thật, rất thật hầu thỏa mãn cái chiều kích vô biên của con người! Có hai vị Nhiếp Ảnh Gia viết về ông, thổ lộ: – NAG Gia Trung nói: “Nhờ có Ô. Khoa mà tôi có được huy chương vàng của Hội Photographic Society of New York, năm 2000, qua tác phẩm Đóa Hoa Sen. (tr.523) – Và NAG Duy Anh, hiện ở Việt Nam, viết thư biết ơn thày, chỉ vì đã được học qua sách của thày Lê Văn Khoa mà ông đoạt được nhiều giải Huy Chương Vàng Quốc Tế tại VN, (2000-2005). (tr.527). -Hiện nay, có 7 tác phẩm nhiếp ảnh của GS/ NAG Lê Văn Khoa được trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ. Một số khác hiện có tại Thư Viện của Trường Đại Học Boston, Hoa Kỳ để giảng dạy v.v…   8- CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG. – Giáo sư, Nhạc trưởng Lê Văn Khoa, một thiên tài xuất chúng, một người “làm việc toát mồ hôi”, rất hiếm người sánh kịp. Và là một người quốc gia yêu nước mãnh liệt, đã cống hiến một đời, những giá trị sâu sắc về văn hóa nhân bản và nghệ thuật cho tha nhân, như đã nói ở trên. Đặc biệt với sáng kiến hòa âm, phối khí, dành cho ban quân nhạc Tổng Thống Phủ Ukraine/ Kyiv trình bầy bản quốc thiều VNCH một cách xuất sắc, hào hùng, gửi đến cộng đồng quốc tế như một di sản văn hóa của VNCH, nói lên sự hiện diện lá cờ vàng sáng ngời của người Việt tự do trên toàn thế giới. Và cũng là việc làm tâm linh đến với mọi con dân VN, hãy nhớ đến  Lá Cờ Vàng Quốc Gia (Cờ vàng, ba sọc đỏ) mang hồn thiêng sông núi. Một tụ điểm sống còn, đã được tô thắm bằng những giọt máu đào của người chiến sĩ VNCH, cũng như bao chiến sĩ vô danh vẫn còn đang âm thầm tiếp tục xả thân cho đại nghĩa. Cùng với bài Mặc niệm/ Hồn Tử Sĩ, tưởng nhớ đến các anh hồn tử sĩ đã nằm xuống cho chúng ta, cho đất nước được trường tồn, thì đây là việc làm lịch sử, là tiếng trống Mê Linh, là tiếng trống trận Tây Sơn, là chất keo sơn gắn bó người Việt tự do khắp năm châu, còn quan tâm đến đất nước và dân tộc, trước hiểm họa mất nước do bọn ngoại xâm và nội xâm Việt Cộng và Tàu Cộng tàn ác phi nhân gây nên. Việc làm của ông, đáng lẽ phải ở tầm vóc một quốc gia, trong lúc chỉ có mình ông cùng một nhóm người rất ít ỏi có lòng cùng với ông, mang tâm huyết ra “gánh vác” lấy, như chúng ta thấy trong tác phẩm của ông! Ông xứng đáng được tất cả chúng ta kính trọng, đón tiếp, ngưỡng mộ và tôn vinh. – Chúng ta nguyện xin Hồn Thiêng Sông Núi, mong niềm tin vào Dân Tộc Tính, mọi sợi dây Truyền Thống Bất Tuyệt, nối quá khứ với hiện tại, và tương lai mai sau: “Mai sau dù có bao giờ  Đốt lò hương ấy so tơ phím này.”   (Truyện Thúy Kiều/Nguyễn Du) Câu thơ Kiều của cụ Nguyễn Du, cho phép chúng tôi được khép lại bài giới thiệu ở đây. Sự nghiệp lừng lẫy về Văn Hóa, Nghệ Thuật của ông và Tác phẩm Lê Văn Khoa/ Một Người Việt Nam sẽ là niềm hãnh diện vô bờ cho ông, cũng như cho chúng ta. Chắc chắn, nhiều thế hệ con cháu, sẽ tôn quý ông và yêu mến tác phẩm.   NGỌC BỘI Portland, Oregon. 24/5/2014. -Nhận xét của Nhà văn Hà Bắc trên Oregon Thời Báo số 628 ngày 29/5/2014: “Đề tài “Sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của Nhạc trưởng Lê Văn Khoa” đã được Nhà thơ Ngọc Bội trình bầy lúc 1:45pm tại Hội trường Hollywood Senior Center một cách mạch lạc và nhuận sắc; dù với thời gian qui định  20 phút hạn hẹp vẫn phác họa được một tổng thể thấu đáo mà không để  thiếu những tình tiết dẫn chứng độc đáo”. -Nhà thơ Ngọc Bội Tên thật là Trịnh Đình Bội Nguyên Giáo Sư Trung Học tại Saigòn trước 1975. Nguyên Thiếu Tá Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị/ Quân Lực VNCH. Tu nghiệp Báo Chí tại Indiana, Hoa Kỳ năm 1969. Tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ 1975. Từng tham gia những sinh hoạt Văn hóa, Chính trị, Xã hội và Văn nghệ trong Cộng đồng người Việt hải ngoại từ nhiều thập niên qua.    image1.jpeg .
__,_._,___

by tranquanghai1944 Categories: ARTICLES ON VIETNAMESE MUSICTags: california, giới thiệu sách « lê văn khoa, lê văn khoa, usaLeave a comment

NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA : MỘT SỐ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU , thực hiện TRẦN NĂNG PHÙNG

      3 Votes

https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE72EI_33mOuJoV0j-MKXM_sE

NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA : MỘT SỐ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU , thực hiện TRẦN NĂNG PHÙNG

the content of this playlist will be changed every week Play all Share Save

by tranquanghai1944 Categories: VIETNAMESE MUSICTags: lê văn khoa, sáng tác tiêu biểu, usaLeave a comment

LÊ VĂN KHOA LÀ MỘT TRONG BA NHẠC SĨ TRÊN THẾ GIỚI viết nhạc cho đàn BANDURA của xứ UKRAINE

      1 Vote

LÊ VĂN KHOA LÀ MỘT TRONG BA NHẠC SĨ TRÊN THẾ GIỚI viết nhạc cho đàn BANDURA của xứ UKRAINE.

le van khoa

Một tin quan trọng đến vừa đúng ngày kỷ niệm tháng Tư Ðen, đánh dấu 40 năm ly hương
của người Việt tị nạn cộng sản: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được vinh danh là một trong ba nhạc sĩ
trên thế giới viết nhạc cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng.

Một quyển sách bằn;g tiếng Ukraine với tên khá dài “NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA ÐÀN BANDURA UKRAINA TRONG THẾ KỶ 20 VÀ ÐẦU THẾ KỶ 21”,
do trường  đại  học “Vasyl Stefanyk Precarpathian National University và Ivana-Frankivsk
Regional Organization of Ukrainian Kobzars National Union thuộc viện Cao Học Quốc Gia
Ukraine mới  ấn hành, vừa được gửi đến Nhạc sĩ Lê Văn Khoa từ Kiev, Ukraine.

Giáo sư Tiến sĩ Violetta Dutchak là tác giả, dành nhiều trang trong chương thứ sáu để viết về Nhạc sĩ
Lê Văn Khoa, về sự đóng góp của ông trong việc phát triển đàn Bandura bằng cách viết nhạc cho cây
đàn dân tộc của Ukraine. Bài viết có phần nhận xét kỹ thuật viết nhạc của ông cho đàn này. Tác giả xác
nhận Lê Văn Khoa là một trong ba nhạc sĩ trên toàn thế giới, đã viết nhạc cho đàn Bandura trình tấu với
dàn nhạc giao hưởng.

Ðiểm quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây là Nhạc sĩ Lê Văn Khoa dùng nhạc dân tộc Việt, bài dân ca
Trống Cơm và Se Chỉ Luổn Kim, viết lại cho nhạc sĩ Ukraine đàn trên cây đàn dân tộc của họ, một hình
thức đưa văn hóa của hai dân tộc đến với nhau qua âm nhạc độc đáo của cả hai bên. Ý niệm đó đã được
tác giả Tiến sĩ Violetta Dutchak nhận thấy và ghi trong lời đề tặng như sau:

“With regards to the Composer Lê Văn Khoa with great respect and gratitude for the development of cultural contacts between countries and peoples.

Professor Violetta Dutchak

Sự thành công lớn của một người tị nạn cộng sản được ghi nhận đúng vào ngày Quốc Hận thứ 40 mang một ý nghĩa sâu đậm cho mọi người Việt Nam. Phụ lục:2 videos Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do nữ nhạc sĩ Kateryna Myronyuk trình t ấu  đàn Bandura  với dàn nhạc giao hưởng Ukraine.( HoaThịnh Đốn, năm 2010)
1/ https://youtu.be/LA3sBhxxB1Q ( Trống Cơm) 2/ https://youtu.be/2s4Bwo4ezQQ ( Se Chỉ Luồn Kim) by tranquanghai1944 Categories: ARTICLES ON VIETNAMESE MUSICTags: lê văn khoa, vinh danh trong sách viết về đàn bandura xứ ukraineLeave a comment

NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA sáng tác nhạc phẩm “HẸN MỘT NGÀY VỀ” do Vũ Anh, Mai Hương và Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi trình bày

      2 Votes

ban nhac ngàn khơi

Sau đây là links nhạc phẩm “Hẹn Một Ngày Về”, lời nhạc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác và nhạc vang lên trong air hòa quyện của nét nhạc giao hưởng với tiết tấu thăng trầm khi êm ái khi hùng tráng, trong sự phối âm do chính nhạc sĩ biên soạn, “Hẹn một ngày về” trên quê hương thanh bình, tô đắp lại non sông phú cường, một quê hương thịnh vượng… Hãy nghe:

Bài Hát “Hẹn Một Ngày Về”, NS. Lê Văn Khoa:

http://www.videovietmoi.com/videohSapkMqNTHk/hen-mot-ngay-ve-le-van-khoa.html

https://www.youtube.com/embed/hSapkMqNTHk“>https://www.youtube.com/embed/hSapkMqNTHk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=en&autohide=2&wmode=transparent

VAP* Chorus Đồng Ca “Hẹn Một ngày Về”:

http://www.videovietmoi.com/videomVfj-xi3aZs/vap-chorus-dong-ca-hen-mot-ngay-ve.html

* VAP: Vietnamese American Philharmonic (Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ).

“Ta về dựng lại quê hương mình

Đem khí lực, đem ân tình

Đắp tô lại non sông sáng ngời

Người được từ nay thơ thới

Quyết xây Việt Nam Ta phú cường”

Viêt Nam oai hùng khi khắp từ ruộng đồng cùng phố phường nơi nơi vang ca khúc hát thanh bình. Đón chào Việt Nam quê hương ngày mới, Việt Nam rực rỡ ngập trời phất phới ngọn cờ dân chủ sáng ngời…

“Việt Nam thân yêu oai dũng

Việt Nam minh châu sáng ngời nơi nơi

Việt Nam muôn đời rực rỡ ngập trời

Tươi ngọn cờ dân chủ sáng ngời

Ôi! quê hương ! Bao yêu thương! tình mặn nồng quá…”

(VHLA)Lê Hữu Mục, nhạc sĩ – Lê Văn Khoa – Một người thành công trong nhiều mặt rất khó khi người ta muốn đề cập đến cho đầy đủ. Vì vậy tôi chỉ dám nói đến một khía cạnh rất nhỏ của một lãnh vực riêng biệt, trong nhiều lãnh vực hoạt động của học giả, giáo sư, nhạc sĩ Lê Hữu Mục, là âm nhạc.
Người ta nói giáo sư Lê Hữu Mục và Lê Văn Khoa có họ hàng nhau. Họ thì có, cả hai cùng họ Lê, nhưng hàng thì không. Nhưng chúng tôi trở thành họ hàng nhờ một người khác họ. Giáo sư Lê Hữu Mục là chú họ của Phan Ngọc Hà, nhà tôi, vì vậy trở thành chú họ của tôi luôn. Lần đầu tôi gặp giáo sư Lê Hữu Mục là tại Montreal, Canada. Hôm đó sau buổi thuyết trình của tôi về âm nhạc có chiếu video tại trường đại học Montréal, do Cộng Đồng Người Việt với bà chủ tịch Bác sĩ Lâm Thu Vân tổ chức, khi ra ngoài tôi gặp giáo sư Mục. Ông cười và nói: “Này nhé, hai chú cháu đều có bài nhạc trùng tên nhau.” Vì không biết nhiều về giáo sư từ trước, tôi hỏi lại: “Thưa chú bài trùng tên nhau là bài nào vậy?” Giáo sư Mục cười, giọng nhẹ nhàng nói: “Bài Hẹn Một Ngày Về chứ bài nào. Tuy nhiên nội dung khác nhau.” Tôi nhớ lại hồi còn trẻ, khi chơi với ban nhạc trên đài phát thanh Sài-gòn, chúng tôi có hát bài “Hẹn Một Ngày Về” của nhạc sĩ Lê Hữu Mục. Không ngờ bây giờ tôi gặp chính tác giả và là người tôi gọi bằng chú.
Sự khác nhau giữa hai bài nhạc này là “Hẹn Một Ngày Về” của giáo sư Lê Hữu Mục, khi về Bắc nghỉ hè, hẹn sẽ trở lại Huế để dạy học tiếp. Còn “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Văn Khoa là tâm tình của người vì biến cố Tháng Tư 1975 phải xa xứ, hẹn trở về quang phục quê hương. Thật ra giáo sư Mục có một bài Hẹn Một Ngày Về thứ hai, tên là Hẹn Một Ngày Về Vinh Quang với câu: “Quê Hương ơi, em hãy chờ ta trở về . . .
Hẹn một ngày về Việt Nam, cùng sông núi, chúng ta về vinh quang.
Hẹn một ngày về Việt Nam cùng tổ quốc,chúng ta về hiên ngang . . .
Đất là đất của ta, Nước là nước của ta . . .” Giáo sư Lê Hữu Mục có một quá trình hoạt động âm nhạc đáng kể, nhưng ít ai nhắc tới. Những người sinh hoạt hướng đạo chắc chắn có hát bài của nhạc sĩ Lê Hữu Mục nhưng họ có thể không biết tên và không biết mặt tác giả. Đó là một tệ trạng trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam. Người ta biết tên bài hát và tên ca sĩ nhưng ít ai biết tác giả của ca khúc ấy. Quý vị còn nhớ bài Con Sáo Đá, bản dịch của bài Alouette, những bài Con Voi, Chèo Đi Bơi Đi, Ta Cùng Đi, Trên Đường Xa, Lý Con Mèo và nhiều bài Lý khác, tức quý vị đã nghe, hoặc đã hát bài của nhạc sĩ Lê Hữu Mục.
Những ngày còn trai trẻ là những ngày giáo sư Mục say mê hoạt động âm nhạc, có lẽ chịu ảnh hưởng của người anh là nhạc trưởng Lê Như Khôi, chỉ huy trưởng quân nhạc Việt Nam. Ông có một người em là nhạc sĩ Lê Ngọc Linh.
Nhạc sĩ Lê Hữu Mục chơi giỏi kèn clarinette và saxophone nên được cử làm nhạc trưởng ban nhạc trong những sinh hoạt âm nhạc cuối thập niên 40. Sau ông được mời làm nhạc trưởng ban nhạc Bảo An Việt Nam. Chưa nhậm chức thì ông lại bị đề nghị xuống làm phó nhạc trưởng, để nhạc sĩ Vũ Thành làm nhạc trưởng. Ông từ chối lời mời và tự ý chấm dứt sinh hoạt âm nhạc năm 1951 để vào Huế dạy học.
Tiếng là nói chấm dứt sinh hoạt âm nhạc, nhưng cái nghiệp vẫn đeo đuổi ông. Những buổi hòa nhạc mà Lê Hữu Mục thủ dương cầm và Tôn Thất Niệm lãnh phần ca hát vẫn thu hút giới trẻ thời đó. Đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về Việt Nam lập chính phủ, người quốc gia cần có quốc ca. Lúc đó bài Đăng Đàn Cung được giới thiệu với lời ca không hợp với nhạc lắm. Nhạc sĩ Lê Hữu Mục được đề nghị để viết lời cho bản quốc ca đầu tiên của Việt Nam. Đăng Đàn Cung trở thành “Tiếng Gọi Non Sông” với câu “Bên núi non hùng vĩ Việt Nam v.v…” được mọi người thời đó ưa thích. Ông cũng được Tổng Thống Diệm chỉ định ông vào quốc hội đầu tiên.
Vào giai đoạn căng thẳng của chiến cuộc Việt Pháp, ngày 14-7-1953 nhạc sĩ Lê Hữu Mục tổ chức nhạc hội tại Hà Nội với ban nhạc Hoàng Trọng.
Tôi đã đề cập đến những bài nhạc ngắn và nhỏ của nhạc sĩ Lê Hữu Mục, nhưng thật ra ông cũng có viết bài nhạc lớn: “Bảy Chặng Đường Thương Khó” của Chúa Jêsus, dựa theo bài thơ của một thi sĩ lớn người Pháp. Đây là một loại Oratorio có đơn ca, hợp ca với phần đệm của piano và dàn nhạc. Rất tiếc tác phẩm này đang được chuẩn bị trình diễn thì vị linh mục phụ trách bị đổi đi nơi khác nên việc thực hiện bất thành và tác phẩm hiện không biết ở đâu.
Ở trên tôi có nhắc đến bài “Hẹn Một Ngày Về” và tôi xin phép in ra đây để làm tài liệu chung. Khi bài nhạc được phát thanh trên đài phát thanh Huế thì giáo sư Mục được điện thoại của nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế. Họ đề nghị xuất bản bài hát này. Điều kiện của giáo sư Mục rất dễ dàng: Một vé máy bay khứ hồi Huế – Hà Nội. Nhờ đó giáo sư đã “hẹn” và “trở về” Huế theo lời hẹn.
Với bài “Hẹn Một Ngày Về” này tôi có một nhận xét nho nhỏ và chỉ xin nói về điểm nhận xét này chứ không phê bình nhạc căn cứ nơi lời ca theo lối thông thường của các nhà phê bình nhạc. Tôi cũng không nói đến kỹ thuật sáng tác, nghệ thuật cấu tạo âm thanh, cũng không nói đến thể loại của bài ca v v . . . Vì nhận xét âm nhạc nên tôi có một thắc mắc. Tôi hỏi giáo sư Mục điểm này hôm đầu tháng Bảy năm nay (2007) tại California. Tôi rào đón: “Thưa chú, cháu có một thắc mắc mà chỉ có chú mới giải tỏa được. Cháu nghĩ có lẽ không ai để ý đến điểm này, nhưng cháu thấy rất lạ. Trong bài “Hẹn Một Ngày Về” của chú, chú đã dùng quá nhiều nốt láy để tô điểm câu nhạc. Phải chăng chú chịu ảnh hưởng của các linh mục Tây Ban Nha, hoặc họ cho chú nghe nhiều nhạc flamenco nên khi viết nhạc chú áp dụng lối láy của kỹ thuật “canto jondo”, một lối hát flamenco của vùng Bắc Tây Ban Nha?” (Đây là kỹ thuật dùng nốt huê dạng từ nốt nhạc chính láy nhanh lên hoặc láy xuống một hoặc hai nốt rồi trở lại liền. Ông dùng đến 18 lần trong một ca khúc ngắn.) Giáo sư Lê Hữu Mục mỉm cười thú vị, không phủ nhận cũng không xác nhận. Ông ôn tồn nói: “Khoa cứ viết điều đó ra đi.”
Những lần gặp nhau từ nhiều năm qua, trong câu chuyện trao đổi âm nhạc giữa giáo sư Lê Hữu Mục và tôi, chúng tôi có rất nhiều điểm đồng ý với nhau. Ông cũng dặn tôi ghi lời xác nhận này. Vì vậy tôi ghi ra đây theo lời dặn dò gần đây nhất của ông.

by tranquanghai1944 Categories: VIDEO VIETNAM, VIETNAMESE MUSICTags: lê văn khoa, nhạc phẩm « hẹn một ngày về », usaLeave a comment

LÊ VĂN KHOA : KATERYNA MYRONYUK giới thiệu dân ca Việt

      4 Votes

Kateryna Myronyuk giới thiệu dân ca Việt

  • Lê Văn Khoa

Cuối tháng Giêng năm 2005 tôi đến Kyiv. Thủ đô của Ukraine đang phủ đầy tuyết trắng, mặt sông đã đóng đá từ lâu, thuyền bè không di chuyển trên sông được nữa. Trong thời tiết đó, tôi đến Ukraine để thu thanh Symphony Việt Nam 1975 cho kịp ngày đánh dấu 30 năm ly hương 30-4-2005. Trong ba tuần lễ lưu lại Kyiv để làm việc, tôi ở trọ trong nhà (apartment) của Nhạc trưởng Taras và Kateryna Myronyuk. Vợ của Taras, cô Kateryna là một cô gái trẻ đẹp, dịu dàng, hiếu khách. Cô tốt nghiệp âm nhạc từ Nhạc viện Tchaikowsky, năm 2005.

1. Kateryna Myronyuk - Photo by Dung Vu
Nhạc sĩ Kateryna Myronyuk và cây đàn Bandura

Kateryna tiếp đón tôi rất ân cần, lo thức ăn sáng mỗi ngày, lúc nào cũng muốn tôi ăn thật nhiều những món ăn cô dọn cho tôi và Taras. Mỗi sáng chúng tôi ba người ngồi ăn với nhau trong một nhà bếp thật nhỏ. Kateryna không biết tiếng Anh. Cô chỉ nói tiếng Ukraine, có thể biết ít nhiều tiếng Nga. Tôi hoàn toàn mù tịt hai thứ tiếng này, nên chúng tôi dùng dấu hiệu bằng tay thay lời nói.

Ðêm cuối ở Kyiv, vợ chồng Taras dành cho tôi một món quà đặc biệt. Họ mời tôi vào phòng khách nhỏ bé của họ. Ðây cũng là phòng làm việc của Taras và là phòng ngủ của tôi trong ba tuần lễ ở Ukraine. Taras mời tôi ngồi xuống ghế rồi gọi Kateryna bên phòng ngủ bước qua. Tôi nghĩ họ muốn làm màn trình diễn thời trang để giới thiệu quốc phục Ukraine, nhưng không phải. Kateryna bước vào phòng với cây đàn Bandura trên tay. Họ nói tôi là người viết nhạc nên chỉ có quà âm nhạc mới xứng đáng tiễn bước chân tôi. Kateryna ngồi xuống một chiếc ghế rồi đàn và hát cho tôi nghe mấy bài hát Ukraine và nhạc cổ điển Tây Phương. Tôi rất ngạc nhiên đồng thời rất thích thú với các màn trình diễn này.

Bandura tân thời là cây đàn có trên 60 dây, âm thanh thánh thót tương tự như tiếng đàn tranh của Việt Nam ta, nhưng âm thanh theo âm giai Tây Phương với tất cả các bán âm chứ không theo hệ thống ngũ cung như nhạc cổ truyền của ta. Ðàn có âm vực rất rộng, người đánh đàn một lúc vừa đàn giai điệu, vừa đàn tiếng đệm của bè trầm, vừa vỗ thùng đàn để thêm phần nhịp của tiếng trống ở những chỗ cần thiết, giống như đàn guitar. Người đàn giữ đàn đứng chứ không để nằm như đàn tranh. Kateryna có giọng hát soprano cao vút và rất trong. Không thể nói hết ngạc nhiên của tôi với món quà âm nhạc này.

Sau màn trình diễn, tôi hỏi Kateryna một số câu hỏi về kỹ thuật của đàn này. Xong, tôi nói: “Tôi sẽ viết nhạc cho cô đàn nhạc Việt Nam.” Họ cám ơn nhưng có vẻ không tin. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để đưa nhạc Việt ra khỏi biên giới Việt Nam, việc mà tôi hằng ấp ủ từ lúc biết viết nhạc đầu thập niên 50. Tôi có ý nghĩ rất đơn sơ, muốn người ta chơi nhạc Việt, mình phải viết nhạc để người ta có thể đàn được bằng nhạc cụ của họ chứ không phải yêu cầu họ học nhạc cụ của mình để đàn nhạc Việt. Tôi cảm thấy lý thú khi người Ukraine gọi Bandura là đàn dân tộc của họ chứ không gọi là đàn cổ truyền.

Trong chuyến đi Ukraine lần thứ hai, năm 2007, tôi giữ lời hứa đem tặng vợ chồng Taras bản nhạc Trống Cơm, dân ca Việt Nam mà tôi đã viết lại cho đàn Bandura với phần đệm của dàn nhạc giao hưởng. Kateryna tỏ vẽ ngạc nhiên, liền lấy Bandura ra đàn thử. Vì là lần đầu nhìn thấy bài nhạc này, Kateryna đàn còn ngập ngừng. Ðó là việc tự nhiên cho người phải đàn bài nhạc lạ mà không dễ chơi. Cô nói cô sẽ tập thêm.  Tôi chỉ nghĩ bài nhạc này là món quà lưu niệm cho gia đình Taras nhưng không ngờ từ đó nhạc Việt đi xa hơn.

Cũng trong năm 2007, một chương trình nhạc Lê Văn Khoa với tiếng hát Ngọc Hà đươc trình diễn ở Kyiv, Ukraine. Vì Kateryna không có mặt ở thủ đô thời điểm đó nên Giáo sư Taras Yanytsky, một Giáo sư Bandura của nhiều nhạc viện và là người chiếm nhiều giải thưởng về thi tài và trình tấu đàn Bandura trên nhiều quốc gia, được  chọn độc tấu bài Trống Cơm với dàn nhạc thính phòng của Kyiv. Khán giả Ukraine được nghe một bài dân nhạc từ Việt Nam, lần đầu trình diễn với cây đàn dân tộc của họ.

2. Kateryna and Bandura - hình do gia đình cung cấp

Kateryna Myronyuk với đàn Bandura

Năm 2008 trong chương trình vinh danh nhạc sĩ Lê Văn Khoa “Người Viết Lịch Sử Bằng Âm Nhạc” do Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ tổ chức ở Carpenter Theater, Long Beach, California, Kateryna được mời trình diễn bài Trống Cơm bằng đàn Bandura với dàn nhạc giao hưởng của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng.  Khán giả Việt Nam rất thích thú với cây đàn lạ mắt do một cô gái da trắng trẻ, đẹp, trình diễn điệu nghệ một bài dân ca Việt Nam quen thuộc và họ đã vổ tay tán thưởng rất lâu. Ðây là hình ảnh chưa từng thấy trên bất cứ sân khấu âm nhạc Việt nào từ trước đến nay.

3. Kateryna đàn Trong Com (2008) by Khoi Turner
Kateryna Myronyuk trình diễn Trống Cơm với dàn nhạc Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ năm 2008. Nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng

Năm 2009, trong khi đang thu thanh trong National Radio and Television Studio ở Kyiv, Ukraine, tôi được báo là tối về có tin rất quan trọng. Cả vợ chồng Taras đều rất vui, giọng nói gấp rút, dành nhau để nói với tôi. Họ báo tin là Kateryna đi trình sơ bộ luận án tiến sĩ của cô và bảo vệ nó trước sự khảo sát của hội đồng duyệt xét. Trong ban hội đồng thẩm xét, có Giáo sư Tiến sĩ Duchat Violetta, là người chuyên về nhạc dân tộc và đàn Bandura. Bà cũng là cây viết rất được kính nể về đàn dân tộc Ukraine này. Khi nghe Kateryna nói về việc trình diễn bài dân ca Việt Nam do một nhạc sĩ Việt Nam viết cho đàn Bandura, cả hội đồng đều ngạc nhiên. Họ cho đây là một khám phá mới, một ứng dụng mới của cây đàn dân tộc của họ mà từ trước họ chưa nghĩ tới. Vì vậy Hội Ðồng Duyệt Xét Luận Án Tiến Sĩ Ukraine đã tuyên bố nhạc sĩ Lê Văn Khoa là người đầu tiên đưa hai nguồn văn hóa đến với nhau bằng âm nhạc dân tộc của cả hai quốc gia, là dân ca Việt Nam (Á Châu) và đàn dân tộc Ukraine (Âu Châu). Họ yêu cầu Kateryna xin ảnh chân dung của tôi để họ phóng lớn và treo trong viện Khoa Học của Ukraine.

Ðàn Bandura đã từng được dùng để trình tấu nhạc của Chopin, Listz, Bach, Mozart v.v. . . từ xa xưa rồi, người Ukraine cũng có hội Bandura lớn ở New York, tại sao Lê Văn Khoa được nhận là người đầu tiên đem hai nguồn văn hóa đến với nhau bằng âm nhạc?

Từ trước nhạc sĩ Ukraine dùng nhạc nghệ thuật của các nhạc sĩ cổ điển danh tiếng khuất bóng đã lâu, từ các quốc gia khác (Âu Châu). Nhạc của những nhạc sĩ ấy do một nhạc sĩ Ukraine viết lại cho đàn Bandura trình tấu. Ở đây một nhà soạn nhạc Việt Nam, trực tiếp chuyển bài dân ca phổ thông của Việt Nam cho tiết tấu độc đáo của đàn dân tộc Ukraine, để hai bên “nói chuyện” và “hòa hợp” được bằng âm thanh đặc thù riêng của dân tộc mình mà không qua người trung gian. Theo yêu cầu, tôi viết điện thư về Mỹ, nhờ gia đình gửi ảnh chân dung của tôi qua gấp. Tôi không theo dõi việc treo ảnh này, nhưng chỉ với lời xác nhận của họ đủ làm cho tôi mát lòng mà thấy mục đích đưa nhạc Việt vào thế giới đã đạt được một phần đáng kể.

Giáo sư Duchat Violetta sau đó viết bài Rethink the Timber of the Bandura. Với tựa bài “Nghĩ Lại” hay “Xét Lại Âm Sắc Của Ðàn Bandura” đủ thấy sự giao thoa của đàn này với dân ca Việt Nam là cái gì đáng để nhạc sĩ Ukraine quan tâm và “xét lại” gía trị đích thực của chính cây đàn dân tộc họ. Ðiều đó cũng cho ta thấy cây đàn này cùng chung số phận với những nhạc cụ cổ truyền của ta, có thể sẽ bị mờ nhạt dần vào quên lãng của thời gian. Bandura đã trải qua biết bao chìm nổi theo vận nước, có biết bao nhiêu người Ukraine đã hy sinh mạng sống với nó, vì nó, và bây giờ họ bỗng thấy cây đàn ấy có cơ hội vươn tới xa hơn để đi vào thế giới. Bài viết của Giáo sư được in lại nơi trang 674-678 trong quyển sách “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam”. Giáo sư Duchat Violetta phân tích hai bài dân ca Việt Nam là Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim của tôi viết cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng. Giáo sư xác nhận cô Kateryna là người đầu tiên chơi hai bài này năm 2008 ở Long Beach Center of the Arts và năm 2010 ở trường Ðại Học Cộng Ðồng Bắc Virginia.

Sau khi phân tách kỹ thuật viết nhạc bài Trống Cơm cho đàn Bandura, bà kết: “Tiếng đàn thánh thót, âm vực rộng, có những kỹ thuật độc đáo và kỹ thuật trình diễn đặc biệt của nhạc cụ độc tấu, như rung reo (tremolo) và rải dài (glissando), đều được Lê Văn Khoa sử dụng trọn vẹn. . . Nhìn chung, bài nhạc cho ta hình ảnh của món kim hoàn sắc sảo, trong sáng, với những nét chạm trổ tinh vi, thật đẹp và hấp dẫn chứ không hời hợt.”

4. Kateryna đàn Se Chỉ Luồn Kim_ảnh Thái Dắc Nhã
Kateryna và Kyiv Symphony Orchestra trình diễn Se Chỉ Luồn Kim, Washington D.C. 2010. Nhạc trưởng Lê Văn Khoa

Với bài Se Chỉ Luồn Kim, Tiến sĩ Duchat Violetta nhận xét: “Trong bài Se Chỉ Luồn Kim, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cũng viết với phong cách tương tự. Nhạc cũng mang bản chất nhẹ nhàng, vui tươi, tung tăng. . . Hòa âm có phong phú hơn, phối khí có hiệu năng hơn. Trong bài này tác giả dùng những nốt quãng tám kép song hành của những bộ nhạc cụ khác nhau, giúp cho tác phẩm “rộng lớn” và “bao la” hơn. Tiết nhịp của tác phẩm vận dụng bộ gõ có trống nhỏ, timpani, và âm điệu tái diễn chuyển tiếp đặc thù giữa các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, gợi hình ảnh các tầng lớp chỉ màu khác nhau chồng lên qua mũi kim thêu”.  

5. Lê Văn Khoa và Kateryna
Lê Văn Khoa và Kateryna Myronuyk (2009), hai người đưa dân ca Việt vào thế giới qua ngã Ukraine

Tôi ít được gặp một người Việt Nam nghe nhạc Việt mà hiểu rõ âm nhạc như Giáo sư Tiến sĩ Duchat Violetta, người Ukraine, nghe nhạc Việt Nam. Giáo sư nhận ra được ý tôi muốn diễn tả mà không cần lời giải thích hay gợi ý trước.

Tất cả những kết qủa này đều phát xuất từ món quà âm nhạc của cô Kateryna năm 2005. Nhờ Kateryna Myronyuk mà tôi biết cây đàn Bandura và khả năng của nó. Nhờ Kateryna Myronyuk mà ngày nay có nhiều người Ukraine dùng đàn Bandura để tấu lên dân ca Việt trên vùng đất xa lạ này. Vợ chồng Taras Myronyuk và tôi hứa hẹn nhau sẽ đưa nhạc Việt và đàn Bandura đi xa hơn nữa bằng cách trình diễn ở nhiều nơi với dân nhạc Việt do tôi viết lại cho đàn Bandura. Nhạc sẽ huê dạng hơn và hòa với tiếng hát của Kateryna. Việc này có dễ không? Thưa, không dễ, nhưng thực hiện được và tôi đã lên kế hoạch để thực hiện, tin rằng Kateryna sẽ giúp tôi truyền bá dân nhạc Việt ra thế giới. Việc này cũng như dương cầm thủ Lyudmila Chychuk đã giúp đưa nhạc dương cầm Việt Nam của tôi đến nhiều quốc gia Âu Châu qua các buổi trình diễn của bà.

Gần đây, ngày 16 tháng Giêng 2015, Taras và Kateryna Myronyuk cùng ba con nhỏ bị một tai nạn xe hơi trầm trọng trên dường từ miền quê về thủ đô Kyiv. Xe gặp nạn, lăn nhiều vòng. Một trong ba đứa con trai nhỏ bị văng ra khỏi xe. Tất cả người trong xe đều bất tỉnh. Bác sĩ ở Kyiv, Ukraine đều bận rộn (có thể lo chữa trị thương binh đang trong cuộc chiến chống tay sai của Nga). Sau khi dàn xếp được, xe cứu thương chở tất cả nạn nhân qua Ba Lan điều trị. Taras và ba đứa con trai bị thương nhẹ nên chỉ vài hôm là được cho về. Kateryna bị thương nặng hơn hết, phải nằm nhà thương hơn hai tháng. Cô bị bể cằm, rách mặt nhiều chỗ, phải khâu trên 35 mũi kim. Tin nhận được ngày 15 tháng Ba 2015, Taras cho biết tuy cơn nguy kịch đã qua, hiện vợ chồng ông còn đang ở trong Trung Tâm Phục Hồi tại Ba-Lan. Kateryna đang tập ăn, nói rất khó khăn, tai nghe chưa rõ, mắt còn mờ nhòe. Sẽ còn những cuộc giải phẩu tiếp theo.

Kateryna Myronyuk, một phụ nữ trẻ đẹp, tài giỏi, đạo đức, yêu và có uớc vọng phổ biến dân ca Việt, đang bị hoạn nạn quá lớn. Tương lai cô như thế nào? Không ai nói trước được! by tranquanghai1944 Categories: ARTICLES ON VIETNAMESE MUSICTags: dân ca việt tại ukraine, lê văn khoaLeave a comment

LÊ VĂN KHOA : Sức Mạnh Ðáng Sợ Của Âm Nhạc

      2 Votes

Sức Mạnh Ðáng Sợ Của Âm Nhạc

le van khoa

Thursday, 26 December 2013 00:40 GS Lê Văn Khoa
Posted by: Cao Minh Hưng

E-mail
Print

Read 90 times.


Có thể các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam trước 1975 đã quên giá trị của trống trận Tây Sơn, hoặc đặt chưa đúng mức chỗ đứng của âm nhạc trong cuộc chiến Quốc-Cộng trên đất nước ta. Có thể phần lớn chúng ta vì quá tôn trọng sự tự do nên ít chú ý đến giá trị và sức mạnh của âm nhạc cần được ứng dụng trong thời chiến. Trong khi chiến cuộc gia tăng cường độ, các đài phát thanh, truyền hình của miền Nam, nhất là các phòng trà mãi rên rỉ về những cuộc tình tan vỡ. Ðến lúc sự ủy mị lan tràn quá mạnh, người có trách nhiệm tỉnh ngộ, ra lệnh cấm các cơ quan truyền thông phát thanh loại nhạc với nhịp điệu boléro, thường đi với ca khúc than khóc, dễ làm nản lòng chiến sĩ.Tôi còn nhớ khoảng năm 1972-1973 khi nộp một chương trình để thu hình cho ca đoàn Trùng Dương trình diễn trên Truyền Hình Việt Nam, trong đó có bài “Mùa Hoa Nở” của nhạc sĩ Cung Tiến. Kiểm duyệt viên của bộ Thông Tin hỏi tôi bài này theo nhịp gì? Tôi trả lời là nhịp boléro. Bài “Mùa Hoa Nở” bị xóa khỏi chương trình, không cho thu hình. Lý do: nhịp điệu boléro. Người ta không cần biết nội dung, không chú ý đến lời ca. Tôi nói với viên chức kiểm duyệt rằng: “Tôi sẽ thu hình bài này mà các ông không cấm được”. Ông ấy hỏi tôi: “Tại sao?” Tôi đáp: “Rồi các ông sẽ thấy”.

NS Kateryna Myronyuk su dung dan bandura

Tôi có lý do để trả lời cứng với người kiểm duyệt vì phần nhạc đệm không phải là ban nhạc loại phòng trà mà là ban Kim Mộc, ban nhạc diễn hành của Hải Quân Việt Nam. Bài nhạc có một đoạn ngắn được viết theo nhịp boléro, ngay sau đó tôi chuyển qua nhịp quân hành.
Vài tuần sau tôi xin kiểm duyệt lại bài “Mùa Hoa Nở”. Lần này tôi ghi bài sẽ được chơi theo nhịp quân hành, thì được cho phép thu hình. Thật ra boléro chơi với dàn hòa tấu Kim Mộc âm hưởng rất khác với ban nhạc loại phòng trà khiêu vũ.

Sau khi thu và phát hình bài “Mùa Hoa Nở” tôi bị khiển trách không phải vì nhịp điệu boléro (họ không chú ý đến boléro vì không thấy nét ủy mị) mà trách rằng: “Tại sao Tướng Kỳ chưa ra lệnh Bắc tiến mà các anh dám đi trước?” Tôi trả lời: “Cần chuẩn bị tinh thần quân dân sẵn sàng để Bắc tiến khi có lệnh! Nếu để xuất quân rồi mới chuẩn bị thì trễ mất rồi.” Lúc đó có dư luận nói quân đội miền Nam chuẩn bị Bắc tiến.

Việc này tôi tin tác giả Cung Tiến không hề biết.
Năm 2005 tôi qua Ukraine để thu thanh CD Symphony “Việt Nam 1975”. Có người trách tôi sao qua Nga để thu thanh. Họ không biết Ukraine đã bị Nga đô hộ suốt 70 năm và đã tách ra khỏi khối Liên Bang Sô Viết năm 1991, khi Nga Sô suy yếu sau vụ sụp đổ bức tường Bá Linh. Tuy hiện nay vẫn có những người thân Nga nhưng nói chung dân chúng Ukraine rất thù Nga. Dường như không có gia đình nào không có người bị Nga hành quyết.

Trong khi ở Ukraine, tôi chú ý đến nhạc cụ dân tộc của họ là cây đàn bandura và tôi có chuyển vài bài dân ca Việt như “Se Chỉ Luồn Kim” và “Trống Cơm” cho độc tấu bandura và dàn nhạc giao hưởng với ý muốn đem truyền bá dân nhạc Việt qua xứ người. Không ngờ việc làm này đã được Tiến Sĩ Nghệ Thuật chuyên về Bandura, bà Violetta Dutchak, thuộc Bộ Khoa Học Nhân Văn và Nghệ Thuật của Ukraine tuyên bố: “Lần đầu có người đưa hai nguồn văn hóa dân tộc (giai điệu dân ca Việt viết cho nhạc cụ quốc gia Ukraine) đến với nhau, qua âm nhạc.”
Khi nghiên cứu nhạc cụ mang tên là nhạc cụ dân tộc của Ukraine (họ không gọi là nhạc cụ cổ truyền), một lần nữa tôi được minh xác là từ trước người ta đã nhận thấy giá trị sâu xa của âm nhạc. Trong trường hợp này, người Đức, Ba Lan và Nga đối với nhạc dân tộc của người Ukraine đã thẳng tay truy diệt người phổ biến loại nhạc này. Ðàn bandura mang tên là “nhạc cụ dân tộc” quả nhiên đã trôi nổi và chịu khổ hạnh với dân tộc Ukraine trong nhiều thế kỷ.

Đàn bandura có thể trình diễn như nhạc cụ độc tấu, nhưng cũng có thể dùng đệm cho giọng ca. Trong thời Ukraine bị Ba Lan đô hộ ở phía Tây, đàn bandura được ưa chuộng trong triều đình Ba Lan cho đến khi cuộc nổi dậy chống Ba Lan năm 1648 thì Bandura bị cấm tuyệt và người chơi đàn này bị giết vì bị liệt kê là rất nguy hiểm. Bên phía Ðông của Ukraine, phần đất thuộc Nga cai trị, đàn bandura được phát triển mạnh cho đến năm 1876 thì đàn này bị cấm, tất cả những gì trình diễn có tính chất dân tộc và ngôn ngữ Ukraine cũng bị cấm luôn. Nhưng đáng sợ hơn hết là Stalin và cộng sản Nga trong thế kỷ 20. Người Nga muốn đồng hóa nguời Ukraine vào dân tộc Nga nên không chấp nhận có một nhạc cụ mang tên Nhạc Cụ Quốc Gia từ Ukraine.

Năm 1933 Nga đã ra tay giết 7 triệu người Ukraine (sau này có tài liệu nói số người chết có thể lên đến trên 10 triệu) trong một năm bằng cách bỏ đói họ. Nga cướp hết những gì có thể ăn được của người Ukraine, kể cả cải muối làm dưa. Họ không cho phép người Ukraine ra nước ngoài, không cho người vùng này qua vùng khác trong xứ để kiếm ăn. Họ muốn biến những người còn sống không còn tinh thần quốc gia mà trở thành người quy phục Nga tuyệt đối.

Nhưng tinh thần quốc gia dân tộc vẫn còn được cổ võ trong dân chúng do những người kobzari. Kobzar là tên đến từ đàn kobza mà kobza là tiền thân của đàn bandura. Người chơi kobza gọi là kobzar, số nhiều là kobzari. Từ xa xưa kobzari đi theo đoàn quân Cossack để ủy lạo chiến sĩ và cầu hồn cho các tử sĩ. Họ dùng bandura để đệm hát những thiên hùng ca dân tộc.

Ai là kobzar? Kobzar là người chơi đàn kobza, nhưng không phải ai chơi đàn kobza cũng đều được gọi là kobzar. Muốn được vào thành phần kobzari, người nhạc sĩ phải bị mù, thường là từ nhỏ, phải có trình độ chơi nhạc rất cao, được trắc nghiệm và chứng nhận, phải có lòng yêu nước, có bổn phận đi loan truyền chân lý và tự do đặt trên căn bản công lý và nhân bản qua âm nhạc. Những trẻ em bị mù từ nhỏ, học đàn kobza không thành đạt thì không được vào hàng kobzari. Chúng chỉ được nhập vào đoàn hành khất có tổ chức và được phép đàn một số bài nhạc của kobzari.

Những người chơi bandura, một số là người trí thức, nhưng phần lớn là nhạc sĩ mù (kobzari) đi hát rong khắp nơi. Họ nêu cao tính khí hào hùng của người Cossack, ca ngợi lịch sử của Ukraine, tôn vinh tinh thần dân tộc chống ngoại xâm. hát ca khúc ái quốc và tôn giáo.
Những người trí thức thường yêu cầu kobzar hát các bài dumy (hùng ca ái quốc). Người bình dân thường yêu cầu họ hát bài ca tôn giáo. Thông thường họ hát bài ca ăn xin zhebranka. Khi được mời vào nhà, họ hát những bài ca do chủ nhà yêu cầu. Lúc ra về họ hát bài ca cám ơn blahoda-rinnia. Những nghệ sĩ mù này thường thuê một đứa bé mồ côi dẫn đường cho họ.

Chính những nghệ sĩ mù này là những người tuyên truyền rất đắc lực. Những tin tức thu lượm được họ chuyển thành bài ca và đem phổ biến các nơi, giữ vững tinh thần yêu nước trong quần chúng và nuôi giấc mộng tự do trong lòng mọi người. Vì vậy cộng sản Nga quyết tâm diệt trừ nghệ sĩ mù.

Năm 1933 (có tài liệu ghi 1939) Stalin ra lệnh “mời” tất cả kobzari về thủ đô (cũ) là Kharkiv, Ukraine, dự đại hội âm nhạc toàn quốc để ghi chép lại tất cả các bài ca do họ sáng tác và trình diễn dùng lưu truyền cho hậu thế.

Ý tưởng quá đẹp này đã thu hút trên 300 nghệ sĩ mù về Kharkiv dự đại hội âm nhạc. Trên thực tế người Nga tập trung họ lại một chỗ để dễ thanh toán. Quả nhiên tất cả những người này đã bị tàn sát tập thể.

Stalin sợ ảnh hưởng các bài ca của những nhạc sĩ mù được truyền đi các nơi cách nhanh chóng và có hiệu quả lớn trong việc kích động quần chúng chống Nga, nên ra tay giết những kobzari càng nhiều càng tốt.

Stalin cũng đã giết rất nhiều nhạc sĩ chơi bandura khác và tuyên bố họ bị Ðức Quốc Xã hạ sát. Sau này lịch sử chứng minh không phải quân Ðức giết họ. Ðó là chưa kể vô số người bị đày đi Siberia không có ngày về. Nhiều người khác bị giết, nhưng gia đình được thông báo là họ bị lưu đày và gia đình không được phép liên lạc với tội nhân. Trong số họ có nhạc sĩ Sohohub Viktor bị xử bắn ngày 27-11-1937 với 3 đứa con trai, cũng chơi đàn bandura như cha. Nếu quý độc giả muốn có bản danh sách những người bị hành quyết, có thể vào đọc trong trang web http://en.wikipedia.org/wiki/Persecuted_bandurists. Bảng danh sách nhiều trang giấy với ngày tháng mà người ta ghi nhận được. Danh sách còn đang được cập nhật. Thường thường khi bản án đã công bố thì “tội nhân” bị hành quyết trong vài giờ hoặc vài ngày, hay chậm lắm là vài tuần lễ sau.

Ivan Kuchuhura-Kucherenko
(1874-1937)

Án lệnh xử bắn nhạc sĩ mù Ivan Kuchuhura-Kucherenko (1937)

Trong thập niên 1930, nhất là năm 1937-38 rất nhiều toán nhạc sĩ bandura của Ukraine bị Nga hành quyết, mỗi toán đến nhiều chục người bị giết cùng lúc. Trong những người bị giết có một nhạc sĩ mù tên Ivan Kuchuhura-Kucherenko, khá đặc biệt. Ông chào đời ngày7-7-1874, bị mù từ ba tuổi, có năng khiếu nhạc rất cao, khi ông nghe người khác đàn là ông nắm được kỹ thuật ngay. Lớn lên rất có tài, đi trình diễn nhiều nơi. Ông được mời trình diễn 40 buổi ở St. Petersburg, năm 1913, hầu hết ở các cơ sở giáo dục và ở thủ đô Moscow nước Nga năm 1915. Ống là một trong vài người đầu tiên được cấp bằng tuyên dương “Nghệ Sĩ Nhân Dân”, năm 1919 và bằng “Nghệ Sĩ Nhân Dân Ukraine – Liên Sô”, năm 1926. Ông được xem như là người chơi đàn bandura xuất sắc nhất. Bộ tự điển Soviet Encyclopedia của Nga có viết về ông. Họ nói quân Ðức giết ông năm 1943 khi Đức chiếm Ukraine. Trên thực tế, tài liệu của Ủy Ban Nhân Dân Nội An Vụ của Nga Sô được tìm thấy sau này, có bản án ghi rằng ông Ivan Kuchuhura-Kucherenko bị Nga xử bắn ngày 24-11-1937, sau 8 tháng tra tấn, trên vùng đất của KGB ở ngoại ô Kharkiv, Ukraine. Ông bị chôn trong mồ tập thể, nơi 300 nhạc sĩ mù và vô số người khác bị hành quyết. Bên trên là bản sao lệnh xử tử ông, có ghi rõ ngày tháng.

Một trường hợp khác, nhạc sĩ bandura tên Oleksander Borodai có quốc tịch Hoa Kỳ, khi trở về Ukraine năm 1919, liền bị bắt và bị xử bắn.
Đến năm 1960 đảng cộng sản Ukraine hoàn toàn kiểm soát việc sử dụng đàn bandura. Nam sinh không được nhận vào phân khoa bandura trong nhạc viện mà chỉ dành cho nữ sinh.

Những bài hùng ca, ái quốc viết cho nhạc cụ này bị cấm, thay thế bằng những tình ca và nhạc cổ điển Tây phương được chuyển hóa cho nhạc cụ bandura.

Bang Tuong Niem Nguoi Ukraine bi Nga giet

Ðài tưởng niệm hằng nhiều triệu người Ukraine bị Nga giết, được dựng lên ở Edmonton, Canada

Xuyên qua những dữ kiện bên trên ta không ngạc nhiên khi thấy cộng sản Việt Nam ngày trước đã cấm dân chúng đàn và ca vọng cổ, loại nhạc ưa chuộng của người miền Nam.

Bên trên và trong bài “Âm nhạc ảnh hưởng đến vạn vật” chúng ta đã thấy âm nhạc được dùng trong nhiều khía cạnh của sinh hoạt nhân loại. Ở đây ta thấy một khía cạnh khác, người ta dùng âm nhạc để nhục mạ một người, một chế độ hay cả một dân tộc khác. Tuy nhạc không dùng ngôn từ nhưng ý nghĩa của nó rất mạnh. Một sự việc xảy ra gần đây làm ta phải suy nghĩ.

Hôm 19 tháng Giêng 2011, Tổng Thống Barak Obama của Hoa Kỳ mở quốc yến để khoản dải Hồ Cẩm Ðào, nhà lãnh đạo Trung Cộng tại tòa Nhà Trắng, bữa tiệc được gọi là tinh túy của Hoa Kỳ. Trong bữa đại yến, ngoài Hồ Cẩm Ðào còn có khách quý từ nhiều quốc gia, dĩ nhiên có một chương trình nhạc chọn lọc với sự đóng góp tinh hoa của nghệ sĩ từ hai quốc gia chính. Bên Trung Hoa đưa ra một diệu thủ piano tên tuổi là Lang Lang, mà phần lớn cuộc đời trưởng thành của ông là ở Hoa Kỳ,. Sau màn trình diễn chung với cầm thủ Hoa Kỳ Lang Lang tự giới thiệu và sau đó độc tấu bài piano “My Motherland”.

Ðọc tên bài nhạc “Ðất Mẹ” người ta tưởng nó chỉ là bài ca nhớ quê. Tại sao Lang Lang trình diễn trong quốc yến này? Vì nếu chỉ là một giai điệu hay thì Trung Hoa có nhiều bài nhạc rất hấp dẫn.
Thử tìm hiểu sâu hơn ta khám phá ra điều gì?

Ðây là ca khúc được dùng trong phim “Battle on Shangangling Mountain” do Trung Hoa cộng sản sản xuất năm 1956, chuyển trận chiến trên khu tam giác đồi núi Kimhwa, Bắc Triều Tiên năm 1952 thành phim ảnh. Quân Trung Cộng bị thiệt hại nặng, cố cầm chân quân đội Hoa Kỳ để chờ viện binh. Một nữ hộ lý Trung Hoa hát bài ca này để ủy lạo thương binh, trong đó có câu: “Khi bạn thân đến, ta có rượu ngon để mời. Khi sài lang (chó ghẻ Phi Châu) đến, ta có súng săn để giết chúng.” Sài lang ở đây ám chỉ lính Mỹ. Bài ca được dùng như là bài ca tuyên truyền chống Mỹ trong nhiều thập niên và được dạy trong tất cả trường học ở Trung Hoa. Khi trình diễn ở tòa Nhà Trắng, Tổng Thống Obama, phu nhân và mọi người vỗ tay tán thưởng. Truyền hình chiếu khắp thế giới. Người Trung Hoa cộng sản xem, cười hả dạ và nói là bọn Mỹ thật ngu, người ta mắng vào mặt mình không biết nhục mà còn khen hay. Thật đáng thương hại. Người chống cộng thì lắc đầu ngao ngán. Phát ngôn viên tòa Nhà Trắng là Tommy Victor thay vì nhận sự sơ hở của mình lại đi binh vực Lang Lang, nói: “Ý nghĩ cho việc trình diễn nhạc phẩm này để hạ nhục Hoa Kỳ thì rất sai. Nó chỉ là một giai điệu hay chứ không có ý nghĩa gì khác.”

Đối lại lập luận trên, tôi nhớ một nhạc sĩ thuộc nhạc viện Hà Nội đã nói: “Khi trình diển nhạc cổ điển không lời, đàn nhấn mạnh sai chỗ là đã biểu lộ tinh thần phản loạn rồi.”

Lang Lang không xin lỗi mà còn tuyên bố với truyền hình rằng đàn bài nhạc ấy trước những bậc lãnh đạo của thế giới là một hân hạnh và danh dự, làm cho người Trung Hoa kiêu hãnh về mình, cho thấy Trung Hoa là một quốc gia khiếp đảm và người dân Trung Hoa thật sự đoàn kết.

Nếu Tổng Thống Obama cũng như ban nghi lễ của tòa Bạch Ốc không biết bài nhạc này và ý nghĩa của nó, chắc chắn Hồ Cẩm Đào và đoàn tùy tùng biết. Họ để yên, không có ý chận Lang Lang. Cũng có thể họ gài cho Lang Lang chơi để nhục mạ Hoa Kỳ, xem Hoa Kỳ có dám làm gì không. Có thể đây là một đòn dọ dẫm để họ có những hành động táo bạo hơn ở Á Châu và thế giới trong tương lai gần. Thật ra sự việc này có thể đưa đến chiến tranh như chơi, nhưng Obama quá yếu, để cho chìm xuồng luôn mà không đòi hỏi Trung Hoa giải thích.
Khi câu chuyện này được đăng trên Sina Weibo blog, rất nhiều người đáp ứng. Họ chia ra hai phe rõ rệt. Một bên thì ca tụng Lang Lang như vị anh hùng, dám thẳng cánh đâm vào Hoa Kỳ bằng sứ điệp chí tử, ghi sâu hận thù. Một bên thì cho là chọn bài nhạc để dùng không đúng chỗ. Ngày 23 tháng Giêng năm 2011, The Epoch Times ghi thêm đề phụ: “Hoa Kỳ bị hạ nhục trước mắt người Trung Hoa bằng bài ca đã từng được dùng để kích động chống Mỹ.”

Việc này làm tôi nhớ lại câu nói đáng ghi nhớ của nhà danh họa Picasso: “Nghệ thuật là sự giả dối để làm cho chúng ta nhận thức sự thật.” (Art is a lie that make us realize the truth. – Pablo Picasso).

Phải chăng âm nhạc là đề tài đáng cho người nuôi mộng quang phục quê hương nghiên cứu, khai triển và thực hiện?

Tham khảo:
– wikipedia.org/wiki/Persecuted_bandurists
– Kobzari
– Ukrainian-Bandurist-Chorus
– Phỏng vấn riêng
– NY Post
– Christian Science Monitor
– YouTube

http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1765 by tranquanghai1944 Categories: ARTICLES ON VIETNAMESE MUSIC, TIẾNG VIỆTTags: lê văn khoa, vietnamLeave a comment

TV NGƯỜI VIỆT : Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và đêm nhạc A Lifetime of Music, California, USA

      1 Vote
https://www.youtube.com/embed/h3BWGnbu7HE?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=en&autohide=2&start=208&wmode=transparent

Published on Nov 18, 2013
Chương trình “Câu Chuyện Văn Nghệ Với Quỳnh Giao”
do Nam Phương phỏng vấn.
Được phát hình trên Người-Việt TV
vào mỗi thứ Hai hàng tuần
Đề tài:Nhạc sĩ Lê Văn Khoa
và đêm nhạc Giao Hưởng A Lifetime of Music
Người Việt TV (c) 2013 – http://NGUOIVIETTV.com
Người Việt Online – http://NGUOI-VIET.com by tranquanghai1944 Categories: VIDEO VIETNAM, VIETNAMESE MUSICTags: lê văn khoa, phỏng vấn, quỳnh giao, tv người việt, usa, vietnamLeave a comment

Mừng GS Lê Văn Khoa 80 Năm: Nhạc Hội 23-11 Và Tuyển Tập, 23-11-2013, từ 7:00PM, tại La Mirada Theater, 14900 La Mirada Blvd, La Mirada, CA 90638.

      4 Votes
BTC xin kính mời quý đồng hương quang lâm tham dự buổi hòa nhạc Lê Văn Khoa nhân kỷ niệm ông vượt con số 80 tuổi sau bao năm miệt mài cho âm nhạc.

 Mừng GS Lê Văn Khoa 80 Năm: Nhạc Hội 23-11 Và Tuyển TậpWESTMINSTER (VB) — Giáo sư Lê Văn Khoa hôm Thứ Sáu 8-11-2013 đã cho Việt Báo biết rằng, tuyển tập “Lê Văn Khoa: Một Người Việt Nam” đã trình bày hoàn tất, sẽ gửi ngay xuống nhà in và như thế sẽ kịp phát hành trong buổi đại nhạc hội chiều ngày 23-11-2013 để mừng sinh nhật thứ 80 của Giáo sư Lê Văn Khoa tại hí viện nghệ thuật La Mirada Theatre.GS cho biết đã in xong bích chương, và tập bản thảo tuyển tập đã hoàn toàn trình bày xong — đây là một tuyển tập sẽ in màu, trên giấy loại quý, dày tới 700 trang trong đó có hơn 60 tác giả — là những vị nổi tiếng từ nhiều lĩnh vực, như nghệ sĩ, khoa học gia…– góp bài viết và tranh vẽ chân dung nhà hoạt động giáo dục và nghệ thuật này.Thực ra, ngày sinh của Giáo sư Lê Văn Khoa là ngày 10 tháng 6-1933, nhưng vì hí viện La Mirada Theatre chỉ còn lịch trình trống vào ngaỳ này trong năm.Bích chương cho biết chủ đề buổi nhạc hội là “Le Van Khoa 8oth Birthday Celebration: A Lifetime of Music” (Mừng Sinh Nhật 80 của GS Lê Văn Khoa: Một Đời Âm Nhạc), với giám đốc âm nhạc sẽ là Nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng.Chương trình sẽ tổ chức vào Thứ Bảy 23-11-2013, từ 7:00PM, tại La Mirada Theater, 14900 La Mirada Blvd, La Mirada, CA 90638.Theo chương trình, nhạc trưởng sẽ là: Lê Văn Khoa, Trần Chúc, Nguyễn Khánh Hồng.Chương trình điều hợp bởi 2 MC: Kim Oanh và Hoàng Trọng Thụy. Trong khi đó, Nguyễn Vân Anh sẽ đàn dươngc ầm và Nguyễn Phúc Hải đàn vĩ cầm.GS Lê Văn Khoa tại tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Sáu 8-11-2013.Các ca si sẽ là: Quỳnh Giao, Bích Liên, Ngọc Hà, Bích Vân, Teresa Mai, Diana Nebria Fisher-Rossignol, Mộng Thúy, Nguyễn Cao Nam Trân, Anh Dũng, Quang Tuấn, Phạm Hà, Lê Hồng Quang.Vé vào cửa hạng VIP sẽ là 100$. Các vé khác sẽ là: 75$, 50$, 35$, 25$.Vé có bán ở nhà sách Tú Quỳnh (714) 531-4284, hay Bolsa Tickethttp://www.bolsaticket.com/, hay Vietnamese American Philharmonic (714) 418-0109, hay Elite Morgage (714) 890-4818.Theo bài viết của tác giả Duy Khiêm, tưạ đề “Đêm Nhạc Vinh Danh Lê Văn Khoa: ‘người Viết Lịch Sử Việt Nam Bằng Âm Nhạc’…” trên Việt Báo 2008 đã giới thiệu về GS Lê Văn Khoa:“…có người chỉ biết Lê Văn Khoa là một nhạc trưởng và là một nhà soạn nhạc tài ba. Có người thì biết Lê Văn Khoa qua những tác phẩm nhiếp ảnh giá trị và đầy nghệ thuật. Còn một số người khác thì chỉ biết ông là một nhà giáo hiền lành và thường khuyến khích con cái theo dõi những chương trình giáo dục trên đài truyền hình do “thầy Khoa” thực hiện. Riêng tôi thì chỉ được hân hạnh quen biết, được học hỏi và được hoạt động cùng với ông trong lãnh vực xã hội, và phục vụ cộng đồng từ nhiều năm qua…”Sau đây là sơ lược tiểu sử:– GS Lê Văn Khoa sinh ngày 16-10-1933 ở Cần Thơ.– Tị nạn chiến tranh tại Hoa Kỳ vào năm 1975.– Soạn nhạc nhiều thể loại và đã có khoảng 600 nhạc phấm và hòa âm.– Nổi tiếng với nhiều bài viết bài về âm nhạc.– GS Lê Văn Khoa tự học Nhiếp Ảnh từ thuở hai mươi và đã được nhiều giải thưởng.– Năm 1968, giúp sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật và giúp Hội in nhiều sách.– GS Lê Văn Khoa là người Việt đầu tiên có ảnh triển lãm ở Quốc Hội Hoa Kỳ.— Nguyên là giáo sư môn nhiếp ảnh tại Đại Học Salisbury State College, Tiểu Bang Maryland, năm 1976-1977.(theo Việt Báo Online)VHLA by tranquanghai1944 Categories: ARTICLES ON VIETNAMESE MUSIC, TIẾNG VIỆTTags: california, lê văn khoa, mừng thọ 80, usaLeave a comment

LÊ VĂN KHOA / 80th Birthday Celebration : A LIFE TIME OF MUSIC, chương trình đêm nhạc tại La MIRANDA THEATER, 23 tháng 11, 2013, CALIFORNIA, USA

      3 Votes
Video cũng giới thiệu Chương trình Đêm Nhạc “LÊ VĂN KHOA – A LIFE TIME OF MUSIC” sẽ được tổ chức tại La Mirada Theater vào ngày thứ Bảy, 23 tháng 11 năm 2013, lúc 7 giờ tối để mừng sinh nhật 80 của Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và ra mắt quyển sách “LÊ VĂN KHOA – MỘT NGƯỜI VIỆT NAM” do thân hữu thực hiện trong 4 năm qua.http://www.caulacbotinhnghesi.net/index.php?option=com_content&view=article&id=1695http://www.youtube.com/watch?v=zDqyzPyf9DQThân kính,Cao Minh HưngCâu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ

PosterSS-A
Le Van Khoa - Mot Nguoi Viet Nam

by tranquanghai1944 Categories: TIẾNG VIỆT, VIDEO VIETNAM, VIETNAMESE MUSICTags: lê văn khoa, ra mắt sách, usa, đêm nhạc vinh danhLeave a comment

Lê Văn Khoa, Âm Nhạc và Dân Tộc, tháng 10, 2013, USA

NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA sáng tác nhạc phẩm “HẸN MỘT NGÀY VỀ” do Vũ Anh, Mai Hương và Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi trình bày

NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA sáng tác nhạc phẩm “HẸN MỘT NGÀY VỀ” do Vũ Anh, Mai Hương và Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi trình bày

      2 Votes

ban nhac ngàn khơi

Sau đây là links nhạc phẩm “Hẹn Một Ngày Về”, lời nhạc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác và nhạc vang lên trong air hòa quyện của nét nhạc giao hưởng với tiết tấu thăng trầm khi êm ái khi hùng tráng, trong sự phối âm do chính nhạc sĩ biên soạn, “Hẹn một ngày về” trên quê hương thanh bình, tô đắp lại non sông phú cường, một quê hương thịnh vượng… Hãy nghe:

Bài Hát “Hẹn Một Ngày Về”, NS. Lê Văn Khoa:

http://www.videovietmoi.com/videohSapkMqNTHk/hen-mot-ngay-ve-le-van-khoa.html

https://www.youtube.com/embed/hSapkMqNTHk“>https://www.youtube.com/embed/hSapkMqNTHk?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=en&autohide=2&wmode=transparent

VAP* Chorus Đồng Ca “Hẹn Một ngày Về”:

http://www.videovietmoi.com/videomVfj-xi3aZs/vap-chorus-dong-ca-hen-mot-ngay-ve.html

* VAP: Vietnamese American Philharmonic (Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ).

“Ta về dựng lại quê hương mình

Đem khí lực, đem ân tình

Đắp tô lại non sông sáng ngời

Người được từ nay thơ thới

Quyết xây Việt Nam Ta phú cường”

Viêt Nam oai hùng khi khắp từ ruộng đồng cùng phố phường nơi nơi vang ca khúc hát thanh bình. Đón chào Việt Nam quê hương ngày mới, Việt Nam rực rỡ ngập trời phất phới ngọn cờ dân chủ sáng ngời…

“Việt Nam thân yêu oai dũng

Việt Nam minh châu sáng ngời nơi nơi

Việt Nam muôn đời rực rỡ ngập trời

Tươi ngọn cờ dân chủ sáng ngời

Ôi! quê hương ! Bao yêu thương! tình mặn nồng quá…”

(VHLA)Lê Hữu Mục, nhạc sĩ – Lê Văn Khoa – Một người thành công trong nhiều mặt rất khó khi người ta muốn đề cập đến cho đầy đủ. Vì vậy tôi chỉ dám nói đến một khía cạnh rất nhỏ của một lãnh vực riêng biệt, trong nhiều lãnh vực hoạt động của học giả, giáo sư, nhạc sĩ Lê Hữu Mục, là âm nhạc.
Người ta nói giáo sư Lê Hữu Mục và Lê Văn Khoa có họ hàng nhau. Họ thì có, cả hai cùng họ Lê, nhưng hàng thì không. Nhưng chúng tôi trở thành họ hàng nhờ một người khác họ. Giáo sư Lê Hữu Mục là chú họ của Phan Ngọc Hà, nhà tôi, vì vậy trở thành chú họ của tôi luôn. Lần đầu tôi gặp giáo sư Lê Hữu Mục là tại Montreal, Canada. Hôm đó sau buổi thuyết trình của tôi về âm nhạc có chiếu video tại trường đại học Montréal, do Cộng Đồng Người Việt với bà chủ tịch Bác sĩ Lâm Thu Vân tổ chức, khi ra ngoài tôi gặp giáo sư Mục. Ông cười và nói: “Này nhé, hai chú cháu đều có bài nhạc trùng tên nhau.” Vì không biết nhiều về giáo sư từ trước, tôi hỏi lại: “Thưa chú bài trùng tên nhau là bài nào vậy?” Giáo sư Mục cười, giọng nhẹ nhàng nói: “Bài Hẹn Một Ngày Về chứ bài nào. Tuy nhiên nội dung khác nhau.” Tôi nhớ lại hồi còn trẻ, khi chơi với ban nhạc trên đài phát thanh Sài-gòn, chúng tôi có hát bài “Hẹn Một Ngày Về” của nhạc sĩ Lê Hữu Mục. Không ngờ bây giờ tôi gặp chính tác giả và là người tôi gọi bằng chú.
Sự khác nhau giữa hai bài nhạc này là “Hẹn Một Ngày Về” của giáo sư Lê Hữu Mục, khi về Bắc nghỉ hè, hẹn sẽ trở lại Huế để dạy học tiếp. Còn “Hẹn Một Ngày Về” của Lê Văn Khoa là tâm tình của người vì biến cố Tháng Tư 1975 phải xa xứ, hẹn trở về quang phục quê hương. Thật ra giáo sư Mục có một bài Hẹn Một Ngày Về thứ hai, tên là Hẹn Một Ngày Về Vinh Quang với câu: “Quê Hương ơi, em hãy chờ ta trở về . . .
Hẹn một ngày về Việt Nam, cùng sông núi, chúng ta về vinh quang.
Hẹn một ngày về Việt Nam cùng tổ quốc,chúng ta về hiên ngang . . .
Đất là đất của ta, Nước là nước của ta . . .” Giáo sư Lê Hữu Mục có một quá trình hoạt động âm nhạc đáng kể, nhưng ít ai nhắc tới. Những người sinh hoạt hướng đạo chắc chắn có hát bài của nhạc sĩ Lê Hữu Mục nhưng họ có thể không biết tên và không biết mặt tác giả. Đó là một tệ trạng trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam. Người ta biết tên bài hát và tên ca sĩ nhưng ít ai biết tác giả của ca khúc ấy. Quý vị còn nhớ bài Con Sáo Đá, bản dịch của bài Alouette, những bài Con Voi, Chèo Đi Bơi Đi, Ta Cùng Đi, Trên Đường Xa, Lý Con Mèo và nhiều bài Lý khác, tức quý vị đã nghe, hoặc đã hát bài của nhạc sĩ Lê Hữu Mục.
Những ngày còn trai trẻ là những ngày giáo sư Mục say mê hoạt động âm nhạc, có lẽ chịu ảnh hưởng của người anh là nhạc trưởng Lê Như Khôi, chỉ huy trưởng quân nhạc Việt Nam. Ông có một người em là nhạc sĩ Lê Ngọc Linh.
Nhạc sĩ Lê Hữu Mục chơi giỏi kèn clarinette và saxophone nên được cử làm nhạc trưởng ban nhạc trong những sinh hoạt âm nhạc cuối thập niên 40. Sau ông được mời làm nhạc trưởng ban nhạc Bảo An Việt Nam. Chưa nhậm chức thì ông lại bị đề nghị xuống làm phó nhạc trưởng, để nhạc sĩ Vũ Thành làm nhạc trưởng. Ông từ chối lời mời và tự ý chấm dứt sinh hoạt âm nhạc năm 1951 để vào Huế dạy học.
Tiếng là nói chấm dứt sinh hoạt âm nhạc, nhưng cái nghiệp vẫn đeo đuổi ông. Những buổi hòa nhạc mà Lê Hữu Mục thủ dương cầm và Tôn Thất Niệm lãnh phần ca hát vẫn thu hút giới trẻ thời đó. Đến khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm về Việt Nam lập chính phủ, người quốc gia cần có quốc ca. Lúc đó bài Đăng Đàn Cung được giới thiệu với lời ca không hợp với nhạc lắm. Nhạc sĩ Lê Hữu Mục được đề nghị để viết lời cho bản quốc ca đầu tiên của Việt Nam. Đăng Đàn Cung trở thành “Tiếng Gọi Non Sông” với câu “Bên núi non hùng vĩ Việt Nam v.v…” được mọi người thời đó ưa thích. Ông cũng được Tổng Thống Diệm chỉ định ông vào quốc hội đầu tiên.
Vào giai đoạn căng thẳng của chiến cuộc Việt Pháp, ngày 14-7-1953 nhạc sĩ Lê Hữu Mục tổ chức nhạc hội tại Hà Nội với ban nhạc Hoàng Trọng.
Tôi đã đề cập đến những bài nhạc ngắn và nhỏ của nhạc sĩ Lê Hữu Mục, nhưng thật ra ông cũng có viết bài nhạc lớn: “Bảy Chặng Đường Thương Khó” của Chúa Jêsus, dựa theo bài thơ của một thi sĩ lớn người Pháp. Đây là một loại Oratorio có đơn ca, hợp ca với phần đệm của piano và dàn nhạc. Rất tiếc tác phẩm này đang được chuẩn bị trình diễn thì vị linh mục phụ trách bị đổi đi nơi khác nên việc thực hiện bất thành và tác phẩm hiện không biết ở đâu.
Ở trên tôi có nhắc đến bài “Hẹn Một Ngày Về” và tôi xin phép in ra đây để làm tài liệu chung. Khi bài nhạc được phát thanh trên đài phát thanh Huế thì giáo sư Mục được điện thoại của nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế. Họ đề nghị xuất bản bài hát này. Điều kiện của giáo sư Mục rất dễ dàng: Một vé máy bay khứ hồi Huế – Hà Nội. Nhờ đó giáo sư đã “hẹn” và “trở về” Huế theo lời hẹn.
Với bài “Hẹn Một Ngày Về” này tôi có một nhận xét nho nhỏ và chỉ xin nói về điểm nhận xét này chứ không phê bình nhạc căn cứ nơi lời ca theo lối thông thường của các nhà phê bình nhạc. Tôi cũng không nói đến kỹ thuật sáng tác, nghệ thuật cấu tạo âm thanh, cũng không nói đến thể loại của bài ca v v . . . Vì nhận xét âm nhạc nên tôi có một thắc mắc. Tôi hỏi giáo sư Mục điểm này hôm đầu tháng Bảy năm nay (2007) tại California. Tôi rào đón: “Thưa chú, cháu có một thắc mắc mà chỉ có chú mới giải tỏa được. Cháu nghĩ có lẽ không ai để ý đến điểm này, nhưng cháu thấy rất lạ. Trong bài “Hẹn Một Ngày Về” của chú, chú đã dùng quá nhiều nốt láy để tô điểm câu nhạc. Phải chăng chú chịu ảnh hưởng của các linh mục Tây Ban Nha, hoặc họ cho chú nghe nhiều nhạc flamenco nên khi viết nhạc chú áp dụng lối láy của kỹ thuật “canto jondo”, một lối hát flamenco của vùng Bắc Tây Ban Nha?” (Đây là kỹ thuật dùng nốt huê dạng từ nốt nhạc chính láy nhanh lên hoặc láy xuống một hoặc hai nốt rồi trở lại liền. Ông dùng đến 18 lần trong một ca khúc ngắn.) Giáo sư Lê Hữu Mục mỉm cười thú vị, không phủ nhận cũng không xác nhận. Ông ôn tồn nói: “Khoa cứ viết điều đó ra đi.”
Những lần gặp nhau từ nhiều năm qua, trong câu chuyện trao đổi âm nhạc giữa giáo sư Lê Hữu Mục và tôi, chúng tôi có rất nhiều điểm đồng ý với nhau. Ông cũng dặn tôi ghi lời xác nhận này. Vì vậy tôi ghi ra đây theo lời dặn dò gần đây nhất của ông.

Cao Minh Hưng: Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa – Người Bắc Cầu Nối Các Thế Hệ Bằng Âm Nhạc –

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa – Người Bắc Cầu Nối Các Thế Hệ Bằng Âm N ăn Khoa – Người Bắc Cầu Nối Các Thế Hệ Bằng Âm Nhạc – Cao Minh Hưnghạc – Cao Minh Hưng

Details Tác giả: Cao Minh Hưng Published: 10 Tháng Mười Hai 2019 Hits: 714

User Rating: 5 / 5 Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active Please Rate  

levankhoa

Khi nhạc sĩ Lê Văn Khoa rời Việt Nam sau biến cố đau thương của năm 1975, tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi. Tuyệt nhiên tôi không có ký ức gì về những chương trình văn nghệ và giáo dục mà ông đã từng điều khiển trên đài T.V. trước năm 1975. Cũng như nhạc sĩ Phạm Duy, Lam Phương, Nam Lộc và một số nhạc sĩ tên tuổi khác, nhạc sĩ Lê Văn Khoa rời khỏi đất nước mang theo cả một gia tài âm nhạc và nghệ thuật nhiếp ảnh mà ông đã gầy dựng trước năm 1975.

Sau năm 1975, thế hệ của chúng tôi không còn được nghe gì về ông ngoài những chương trình bố tôi thỉnh thoảng bắt sóng được từ đài VOA, có đôi lần nói về ông. Những năm cuối của thập niên 70 và những năm đầu của thập niên 80, những thanh thiếu niên ở lứa tuổi chúng tôi chỉ còn được nhồi nhét bởi những bản nhạc ca ngợi chế độ, lãnh tụ, những bản tình ca ca ngợi các nam nữ « thanh niên xung phong », « em nông trường, anh biên giới », hay tâng bốc chế độ xã hội chủ nghĩa với những hình ảnh như « kìa xa xa ống khói kia nhà máy, con thấy có đẹp không? », v.v…. Thật hiếm hoi khi thỉnh thoảng được bố tôi lén mở cho nghe những cuốn tape « nhạc vàng » cũ kỹ còn sót lại trong chiếc máy phát nhạc cũng cũ kỹ không kém.

Tôi lớn lên trên miền sông nước miền Nam. Tuổi thơ của tôi có lẽ đã bao lần được nghe mẹ ru ngủ trong những làn điệu dân ca như « Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm… » hay được tắm mình dưới ánh trăng rằm trong khung cảnh bao la, trải rộng của những cánh đồng thơm mùa lúa chín với những « hội đêm trăng rằm… », với những nam thanh nữ tú trong những điệu hát « Lý Ngựa Ô ». Tôi và các bạn trẻ cùng trang lứa chắc sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng rằng những làn điệu dân ca dân gian mộc mạc ấy sẽ có một ngày được chắp cho đôi cánh, được khoác lên mình chiếc áo thật lộng lẫy, trở thành những bản nhạc đã vượt qua cái khung quê mộc mạc, bình dị thuở nào để đến với giới thưởng ngoạn âm nhạc, được mang vào trình diễn ở những nhạc viện sang trọng khắp nơi trên thế giới với nhiều khách thưởng thức người nước ngoài.

Người đưa những khúc nhạc dân gian Việt Nam vào những bản hoà tấu theo nhạc điệu Tây phương không ai khác hơn chính là người nhạc sĩ tài ba Lê Văn Khoa.

Đã có nhiều buổi phỏng vấn, bài vở, sách báo viết về vị Giáo sư Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đáng kính, với những tác phẩm xuất sắc và thành công từ lĩnh vực âm nhạc, đến nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như những quyển sách với nội dung giáo dục của ông. Đã có nhiều chương trình vinh danh ông với những đóng góp quý báu của ông trong nhiều lĩnh vực. Ông rất xứng đáng với danh hiệu « Người viết lịch sử Việt Nam qua âm nhạc », như chủ đề của buổi hoà nhạc gần đây dành cho sự nghiệp âm nhạc của ông gắn với những thăng trầm của đất nước. Trong bài viết này, tôi chỉ xin được viết về ông như một « người bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc ».

Như nhà văn Phạm Xuân Đài đã có lần đề cập đến, nếu cuốn « Chiến Tranh Và Hoà Bình » của Leon Tolstoi đã vẽ nên bức bích họa vĩ đại của đất nước và dân tộc Nga thời đầu thế kỷ 19 trước sự xâm lăng của Napoleon, hoặc cuốn sách « Cuốn Theo Chiều Gió » (« Gone With The Wind ») của Margarrete Mitchell nói về cuộc chiến tranh Nam Bắc của đất nước Mỹ vào giữa thế kỷ 19, hoặc xa hơn nữa về quá khứ của đất nước Trung Hoa thời Tam quốc có cuốn tiểu thuyết lịch sử « Tam Quốc Diễn Nghĩa » của La Quán Trung hay « Tây Du Ký » của Ngô Thừa Ân ghi lại chuyến du hành thỉnh kinh sang Ấn Độ của nhà sư Trần Huyền Trang, thì người Việt ở hải ngoại của chúng ta may mắn có « Khúc Giao Hưởng Việt Nam 1975 » của nhạc sĩ Lê Văn Khoa ra đời trong thời điểm hồi tưởng 30 năm mất nước.

Tôi còn nhớ trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư Lê Văn Khoa đã trích dẫn câu nói của nhạc sĩ lừng danh Chopin, « Thưa cha, nếu cha cho phép con nói với cha bằng âm nhạc, con sẽ nói rõ tình yêu của con với cha hơn là ngôn từ. » Tôi xin mượn ý của câu nói này khi nói về âm nhạc của nhạc sĩ Lê Văn Khoa trong vai trò của « người bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc ». Chỉ cần với một « Symphony Việt Nam 1975 » thôi, ông đã xuất sắc hoàn thành vai trò của « người bắc cầu » này qua những tấu khúc tuyệt vời của ông. Không cần phải đọc nhiều cuốn sách thật dày viết về hình ảnh của xã hội Việt Nam trong thời cận đại, chỉ cần lắng nghe những âm thanh êm dịu qua sự trình bày điêu luyện của dàn nhạc “Kyiv Symphony Orchestra” trong « Full Moon », các thế hệ trẻ có thể hình dung được hình ảnh của đêm trăng rằm. Đó không phải là vầng trăng mà các em thường thấy mọc sau những tòa cao ốc cao ngất trên đất nước này, « Full Moon » trong « Symphony Vietnam 1975 » sẽ đưa tâm hồn các em trở về với những đêm trăng rằm thanh bình ngày nào trên quê hương, trong không gian hội hè vui vẻ sau những ngày mùa bội thu. Hay lời « Ru Con » trong « In the Depth of the Night » của nhạc sĩ Lê Văn Khoa sẽ làm cho thế hệ trẻ được đắm mình trong tiếng ru êm đềm ngọt ngào của mẹ, để tâm hồn của họ được dịp lắng đọng sau những tháng ngày mệt mỏi chạy đua với nhịp sống hối hả như nhịp nhạc Rock & Roll hay Rap ở đây.

Là một trong hàng ngàn những tác giả đã và đang viết trong chương trình của nhật báo Việt Báo trong chủ đề « Viết Về Nước Mỹ », tôi đã viết và được đọc nhiều câu chuyện thương tâm viết về những cảnh vượt biển hãi hùng trên bước đường đi tìm tự do. Nhưng có lẽ những ký ức trong những năm tháng đau thương vượt biển này đã được nhạc sĩ Lê Văn Khoa gửi gắm thật trọn vẹn qua những nốt nhạc trong nhạc phẩm « On High Sea ». Khi nghe « On High Sea » của ông, những âm thanh cuồn cuộn như những đợt sóng biển hung tàn như đang muốn nhận chìm con thuyền nhỏ mong manh cùng với bao nhiêu tấm thân đang mệt lã sau bao nhiêu ngày đêm chống chọi với tử thần. Chỉ có niềm rung cảm thật sự xuất phát từ tình thương nhân loại mới thúc đẩy ông viết nên những nốt nhạc đầy hình tượng và xúc cảm đến tột cùng như vậy.

Như Chopin đã nói với người cha về tình yêu của ông dành cho cha qua âm nhạc, tôi sẽ mượn những tiết tấu trong « On High Sea » của nhạc sĩ Lê Văn Khoa để « kể » cho các con cháu của tôi, các thế hệ mai sau biết thảm cảnh vượt biển tìm tự do của người Việt tị nạn, cũng như nỗi vui mừng khi đến được bến bờ tự do, như bản nhạc chất chứa những lời reo vui trong « Hymn to Freedom » (« Ca ngợi Tự Do ») của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Cám ơn ông đã bắc một nhịp cầu cảm thông của những thế hệ mai sau với những khổ đau và hạnh phúc của thế hệ đầu khi đến được miền đất hứa qua âm nhạc của ông, những dòng nhạc không lời nhưng có sức mạnh hơn bao lời nói.

Khi nói đến vai trò của người « bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc » của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, tôi không thể không nhắc đến CD « Memories » của ông. Riêng bản thân tôi, trong lúc sáng tác những ca khúc, đã không biết bao nhiêu lần tôi đã đắn đo với một câu hỏi cứ mãi lẩn quẩn trong đầu: « Những gì tôi sáng tác hôm nay có được các thế hệ mai sau hiểu được hay không? » Tôi đã cố làm dịu nỗi đắn đo băn khoăn của mình bằng cách viết song ngữ qua ca khúc « Chào Mùa Xuân Về ». Tuy nhiên, dù cho tôi đã đặt lời nhạc thật ngắn gọn, dễ hiểu qua thể điệu Chachacha vui tươi cho các em dễ cảm thông, như tôi vẫn có cảm giác như mình không thể nào diễn tả hết những cảm xúc của mình. Làm sao cho các em thấu hiểu nỗi háo hức vui mừng khi nhìn cánh én mang mùa Xuân về, hay thấy hết cảnh nhộn nhịp, náo nức và mùi hương vị đặc biệt của ngày Tết qua tiếng pháo nổ, tiếng trống múa lân, v.v…? Vậy mà nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thật thần tình khi làm được điều này qua « Memories ».

Chỉ cần nghe nhạc sĩ Irina Starodub trình bày bản « Beautiful Bamboo » (« Cây Trúc Xinh ») của nhạc sĩ Lê Văn Khoa là người nghe dù đang sống ở phương trời nào cũng cảm nhận được qua tiếng đàn, những làn gió thoảng qua những khóm trúc mọc ở miền Tây Đô, cũng là quê hương của của ông, hay một dòng nước êm ả chảy xuôi dưới ánh trăng mờ như tiếng đàn tuyệt vời qua nhạc phẩm « In the Moon Light » của nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

Như thế đó, không cần một lời nhạc nào, nhưng nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thành công khi vẽ nên bức tranh thật lãng mạn, trữ tình của quê hương Việt Nam thanh bình ngày nào. Khi các thế hệ trẻ muốn tìm về những âm điệu dân gian ngũ cung, các em có thể nghe một « Lý Ngựa Ô » qua tấu khúc « Song of the Black Horse ». Điều tài tình của nhạc sĩ Lê Văn Khoa là ở chỗ đó. Khi các em muốn tìm về nguồn cội của nền văn hóa Việt Nam, các em sẽ không bị lạ lẫm trước những nhạc cụ cổ truyền thuần tuý như đàn tranh, đàn bầu, v.v… mà nét nhạc dân tộc cổ truyền đã được nhạc sĩ Lê Văn Khoa mang đến cho người nghe trong tiếng Piano, Cello, Violin,…. những nhạc cụ đặc trưng cho nền âm nhạc Tây phương.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã thật sự làm một cuộc cách mạng trong âm nhạc Việt nam bằng cách đi tiên phong trong việc đưa nền âm nhạc dân tộc cổ truyền của Việt Nam được « Tây phương hóa ». Với phương cách này, nền âm nhạc của Việt nam có cơ hội gần gũi và dễ được sự cảm thông, đón nhận của người nghe cũng như những nhạc sĩ nổi tiếng nước ngoài có cơ hội trình diễn dễ dàng hơn những nhạc phẩm của ông. Tuy nhiên, dù rất « Tây phương », nhưng khi nghe nhạc của ông, người nghe vẫn có thể nhận ra ngay chất nhạc « dân gian Việt Nam » trong những nhạc phẩm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Một lối trình bày thật hài hòa mà không để mất đi bản sắc của âm nhạc dân tộc. Đây thật là một điều ít có một nhạc sĩ nào có thể làm được. Khi nghe nhạc của ông, có một cái gì đó mà ta có thể nhận ra ngay « Ồ, đây là tác phẩm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa đây mà ». Một cái gì đó rất « Lê Văn Khoa »! Từ « Memory » (« Ký Ức ») đến « On The Way Home » (« Trên Đường Về Nhà ») đều chất chứa những nốt nhạc trầm bổng vẽ nên một vùng trời kỷ niệm, những kỷ niệm riêng tư của chính tác giả nhưng người nghe cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính mình trong khung trời quê hương kỷ niệm đó, và đó cũng chính là những điều tâm sự mà các thế hệ đi trước muốn gửi trao đến các thế hệ mai sau nhờ sự đóng góp của âm nhạc của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Còn nhiều tác phẩm khác nữa của ông mà trong phạm vi của bài viết, tôi không thể ghi ra hết nơi đây.

Những điều trăn trở, băn khoăn của những thế hệ đi trước là mong muốn được gửi đến các thế hệ mai sau những trang lịch sử và hình ảnh của quê hương Việt Nam nói chung và lịch sử của người Việt tị nạn nói riêng cũng như việc giữ gìn bản sắc và bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt đã được trút đi một phần nào gánh nặng khi chúng ta may mắn có được một người nhạc sĩ tài hoa Lê Văn Khoa. Ông đã hy sinh gần trọn cuộc đời mình, không vì danh vọng, tiền bạc mà chỉ muốn hiến dâng trái tim và khối óc đầy nghệ thuật để làm người « bắc cầu nối các thế hệ bằng âm nhạc » của mình.

Chỉ một việc làm đó thôi, cũng đã đủ cho cá nhân tôi xin được nghiêng mình ngưỡng mộ và nghìn lần cảm ơn ông, người nhạc sĩ tài hoa Lê Văn Khoa.

Cao Minh Hưng
10/2009

http://www.tongphuochiep.com/index.php/bao-chi/tac-gi-tac-ph-m/29658-nh-c-si-le-van-khoa-ngu-i-b-c-c-u-n-i-cac-th-h-b-ng-am-nh-c-cao-minh-hung

PHƯỢNG HOÀNG 6: Tiểu Sử Lê Văn Khoa (1933 – )

/PHƯỢNG HOÀNG 6Tiểu Sử Lê Văn Khoa (1933 – )

Chủ đề trong ‘Book Bio‘ do Phượng Hoàng 6 khởi đầu 2 tháng Hai 2010./

  1. Phượng Hoàng 6 Bảo Quốc Công Thần Đệ Ngũ Đẳng Sinh ngày 10 tháng Sáu 1933, Cần Thơ, Nam Việt Nam.

    Sinh sống tại Việt Nam đến cuối tháng Tư 1975

    Tị nạn chính trị và định cư tại Hoa Kỳ từ tháng Năm 1975.


    Tóm lược sinh hoạt:

    1954 – Trúng hai giải Sáng Tác Nhạc Toàn Quốc

    1958-1968 -Chiếm nhiều giải thưởng Nhiếp Ảnh

    – Ca trưởng Ca Đoàn Cơ Đốc

    – Ca trưởng Ca Đoàn Trùng Dương

    1968-1975 -Thực hiện chương trình giáo dục thiếu nhi “Thế Giới của Trẻ Em” Truyền Hình Việt Nam cho đến tháng Tư 1975

    1968 – Diễn thuyết “Nhiếp Ảnh Việt Nam Đi Về Đâu?”

    – Đồng sáng lập Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam (APA) và được bầu làm hội trưởng cho đến nay (1975 ly hương, tái lập tại Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động ở nước ngoài)

    1970 -Chiếm giải thưởng Sáng Tác Nhạc và giải thưởng Nhiếp Ảnh trong cuộc thi sáng tác Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa

    1970 – (APA) Được chọn đại diện Á Châu trong cuộc triển lãm Năm Châu

    – Hội luận nhiếp ảnh tại Hội Việt Mỹ, Sài Gòn

    – Triển lãm tranh thiếu nhi, Sài Gòn

    1971 – Triển lãm ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Nhật Bổn

    -(APA) là Hội Chủ cuộc triển lãm Năm Châu lần thứ nhì, triển lãm ở Việt Nam, Pháp, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan

    1972 -(APA) tổ chức thi ảnh quốc tế lần đầu.

    – Trình diễn nhạc “Hát Cho Tình Yêu”

    – Bắt đầu chương trình “Tiếng Nhạc Trầm Tư” đại hợp ca hòa tấu trên Truyền Hình Việt Nam

    – Triển lãm cá nhân, Huế, Việt Nam

    1973 – Triển lãm ở Pháp, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Việt Nam

    – Triển lãm cá nhân, Cần Thơ, Việt Nam

    – Triển lãm ở Stockholm, Thụy Điển

    1974 – (APA) Tổ chức thi ảnh quốc tế lần thứ nhì

    -Trình diễn nhạc “Khóc Cho Tình Yêu”

    1967-1975 -Cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo và nguyệt san ở Sài Gòn

    1975 – Trình diễn nhạc “Le Van Khoa and his Love Songs” tháng Hai tại VAA Sài Gòn

    1975 – Tị nạn tại Hoa Kỳ

    1975 – Tổ chức chương trình nhạc đầu tiên tháng Sáu 1975 tại Loma Linda University

    – Triển lãm ảnh ở Taylors Island (Maryland) tháng Mười Hai

    1976 – Triển lãm ảnh ở Quốc Hội Hoa Kỳ nhân dịp Tết đầàu tiên ở hải ngoại

    – Thuyết trình trong buổi họp hằng năm của Woman’s Club, Salisbury, Maryland

    – Triển lãm ảnh ở National Center for Vietnamese Resettlement, Washington DC

    – Triển lãm ảnh ở Crystal Underground City, Washington D. C.

    – Trình diễn nhạc ở San Francisco, California

    1976-1977 – Baltimore Museum of Arts chọn với 4 họa sĩ Mỹ trong cuộc triển lãm lưu động khắp Maryland trong hai năm, lấy tên là “5 From the Eastern Shore”

    Nói chuyện trên WAMU-FM, The American University, Washington D.C.

    1977 -Triển lãm ảnh và trình diễn nhạc ở Trung Tâm Cool Front, West Virginia

    -Triển lãm ở International Institute, St. Louis, Missouri

    – Triển lãm ở Martin Schweig Gallery, St. Louis, Missouri

    1978 – Triển lãm ở San Diego, California

    -Thực hiện buổi hội học “Bridging the Gap” cho điều dưỡng Paradise Valley Hospital, San Diego.

    1979 – Triển lãm ở Fullerton, Santa Barbara, California

    – Trình diễn “Nhạc Vàng” tại Plummer Auditorium Fullerton, Orange, California

    – Triển lảm ảnh ờ Photography Art Building, San Diego

    1980 – Trình diễn “Nhạc Vàng” ở Fullerton College, California

    – Trình diễn nhạc ở Royce Hall, UCLA, Los Angeles

    – Trình diễn nhạc ở Good Time Theatre, Knott’s Berry Farm, Anaheim

    – Triển lãm ảnh ở Fullerton College

    – Diễn thuyết đề tài “Văn Chương Trào Lộng” ở Fullerton College

    – Triển lãm ở Photography Building, Balboa Park, San Diego, California

    – Certificate of Appreciation by Fullerton College

    1981 – Trình diễn nhạc ở Chapman University, Orange, California

    -Thực hiện băng nhạc Việt đầu tiên “Tiếng Chiều Roi” với dàn nhạc giao hưởng Hoa kỳ

    1982 – Triển lãm ở Los Angeles

    – Letter of Appreciation by Tom Bradley, Mayor of Los Angeles

    – Triển lãm tại Lotus Folk Art Center, San Diego

    – Diễn thuyết về đề tài “Vietnamese Culture and New Year Rituals”, San Diego

    – 1983 Trình diễn nhạc ở Knott Berry Farm, Anaheim, California

    1985 -Ðĩng phim “Alamo Bay” 3 Stars Release

    – Diễn thuyết “The Uniqueness of Vietnamese Culture” U.Mass. Amherst, Massachusetts

    – Triển lãm ảnh tại Student Union Gallery, U.Mass

    – Nói chuyện trên KPBS Radio FM 89, San Diego

    1986 – Tài tử đóng phim TV series “Call to Glory”

    – Triển lãm San Diego

    -Diễn thuyết “Nét Đẹp Trong Nhạc Việt”

    1987 – Diễn thuyết “The Indo-Chinese in America” cho Education and Training Department, Paradise Valley Hospital, San Diego

    1989 – Nghị Sĩ Duncan Hunter phúc trình và trích lời của Lê Văn Khoa trong phiên họp 101st, First Session, ghi vào biên bản Vol. 135, No. 126 ngày 27 tháng Chín 1989

    1992 – Trình diễn nhạc ở Rice University, Houston, Texas

    -Diễn thuyết ở Montreal, Canada

    1994 -Diễn thuyết hội học nhạc Việt do Pacific Symphony Orchestra thực hiện, Costa Mesa, California

    – Plaque of Recognition from APA Northern California

    1995 – Pacific Institute Symphony Orchestra trình diễn 3 movements của Symphony “Việt Nam 1975”

    – Thư cám ơn của Department of Anthropology, California State University

    – Thư cám ơn của Smithsonian Institution, workshop

    1996 – Pacific Symphony Orchestra trình diễn excerpt from “Vietnam 1975” Symphony

    1997 – Triển lãm ở Laguna Museum, California

    – Trình diễn nhạc Việt ở Laguna

    – Thư cám ơn cắt băng khai mạc triển lãm, Orange County Museum of Art

    – Pacific Symphony Orchestra trình diễn excerpt from “Vietnam 1975” Symphony

    – Sacramento Symphony định trình diễn trọn symphony “Việt Nam 1975” nhưng bất thành vì bị phá sản

    1998 – Pacific Symphony Orchestra trình diễn hành âm thứ 4 “Full Moon” trích từ Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”

    – Springfield Symphony Orchestra, Massachusetts trình diễn hành âm số 5 “In the Depth of the Night” trích “Vietnam 1975” Symphony

    – Triển lãm ảnh tại Springfield do Springfield Symphony Orchestra và Cộng Đồng Người Việt bảo trợ.

    – Học sinh Trung Học Mc Garvin trình diễn nhạc Lê Văn Khoa

    – Triển lãm ảnh tại UMASS, Boston, Massasuchetts

    – Certificate of Recognition của Thomas M. Menino, Mayor of Boston, Massachusetts

    1999 – Golden West College ấn hành sách nhạc “Beautiful Bamboo” và “Souvenirs from Vietnam” của Lê Văn Khoa

    – Certificate of Appreciation by Golden West College

    – Thư cám ơn của Southeast Asian Archive, UCI

    – Triển lãm ảnh Atrium Gallery, California State University in Fullerton

    2000 – Triển lãm ảnh tại Vietnamese Catholic Community, Santa Ana, California

    2001 – Special Plaque “Vinh danh Nghệ Sĩ Toàn Tài của Việt Nam” nhật báo Người Việt.

    – Triển lãm tại Vietnamese Catholic Community, Santa Ana, California

    2002 – Triển lãm ờ La Sierra University. Riverside, California

    -Triển lãm ở Vietnamese Federation of San Diego, San Diego, California

    2003 – Trình diễn nhạc ở Baldwin Park City, California

    – Nhận Plaque of Recognition của Thị Trưởng Manuel Lozano

    2005 -Thực hiện CD nhạc đại tấu khúc “Việt Nam 1975” với Kyiv Symphony Orchestra and Chorus, Ukraine

    – Trình diễn nhạc với The Royal Melbourne Philharmonic Symphony Orchestra, Melbourne, Úc do Cộng Đồng Người Việt va City of Melbourne bảo trợ

    – Triển lãm ở Westminster, California

    2007 – Phát hành CD nhạc “Memories” với Kyiv Symphony Orchestra, Ukraine

    – Trình diễn nhạc thính phòng Lê Văn Khoa với Kyiv Chamber Orchestra

    – Nhạc Piano Lê Văn Khoa được trình diễn tại trường Nghệ Thuật Quốc Gia, Kyiv, Ukraine

    – Thuyết trình: Sáng Tác Trên Nền Nhạc Dân Tộc Việt”

    – Triển lảm ảnh ở Việt Báo, Westminster

    – Nhận Certificate of Congratulation từ County Supervisor

    2008 – Triển lãm ảnh tại Thượng Hải, Trung Hoa

    – Triển lãm ảnh tại Sabah, Malaysia

    – Certificate of Recognition from Baldwin Park City

    – Certificate of Regconition from City of Westminster

    – Hội Hiếu Nhạc vinh danh trong chương trình nhạc “Lê Văn Khoa, Người Viết Lịch Sử Việt Nam Bằng Âm Nhạc” ở Carpenter Performing Arts Center, Long Beach, California  

https://www.tvvn.org/forums/threads/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-l%C3%AA-v%C4%83n-khoa-1933.6542/

SƠN TÙNG: Lê Văn Khoa, một đời không phải chỉ cho nghệ thuật

Lê Văn Khoa, một đời không phải chỉ cho nghệ thuật

Posted on

Sơn Tùng

Lê Văn Khoa, Một Đời Cho Nghệ Thuật”, là tên của một phim tài liệu do Việt Nam Film Club vừa thực hiện và ra mắt ngày 22.7. 2018 tại Virginia, Vùng Hoa-Thịnh-Đốn. Sau đó, đã ra mắt tại nhiều nơi khác.

Nhan đề ấy đã nói lên tất cả về nội dung của cuốn phim mà nhóm sản xuất cho biết đã “được thực hiện công phu nhất từ trước đến nay của Vietnam Film Club, với phần phỏng vấn 22 nhân vật Việt Nam và ngoại quốc nhận định về sự nghiệp 65 năm đóng góp cho đất nước Việt Nam của nghệ sĩ Lê Văn Khoa trong lãnh vực giáo dục, nhiếp ảnh và âm nhạc”. Thật vậy, nhận định về sự nghiệp của Lê Văn Khoa là điều rất khó. Sự nghiệp ấy đã khởi đầu cùng một lúc với việc thành lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam và đã đơm hoa kết trái cùng với đời sống tự do, ấm no, an hòa của người dân miền Nam cho đến khi VNCH bị đột tử năm 1975 thì sự nghiệp của Lê Văn Khoa vẫn tiếp tục thăng hoa, mang hình ảnh tươi đẹp của miền Nam Việt Nam tự do tới khắp các miền đất lạ trên thế giới, trong đó quan trọng nhất là qua âm nhạc. Năm 1995, Lê Văn Khoa viết xong bản hợp tấu “Symphony Vietnam 1975”, hay “Đại Tấu Khúc Việt Nam 1975”, và được trình tấu lần đầu tại California. Viết về buổi hòa nhạc này, Quỳnh Giao đã ghi nhận như sau: “Hồi tưởng lại sự cảm nhận của mình khi nghe hòa nhạc chúng tôi thấy rằng, quả Lê Văn Khoa đã chọn cho ông con đường khó. Ông đã lấy biến cố lớn lao của đất nước làm cảm hứng sáng tác sau 20 năm tưởng như đã lắng đọng. Nhưng dù 20 năm đã qua, biến cố ấy vẫn còn bừng bừng trong tâm tư của chúng ta. Lê Văn Khoa lại chọn một thể loại trừu tượng và cầu toàn nhất là nhạc không lời để diễn tả những cảm xúc và suy tư của mình về một biến cố chỉ riêng người Việt Nam mới thấm thía tới tâm can. Nhưng khác một số nghệ sĩ sáng tác Việt Nam, ông không đi thẳng vào thế giới âm nhạc không lời hiện vẫn là vùng ngự trị của nhạc cổ điển Tây phương, tức là viết một tác phẩm mang nhiều âm sắc Tây phương. Ông ngoái nhìn lại và cố bắt một nhịp cầu dẫn thính giả Việt Nam đi từ những giai điệu đã quen tai văng vẳng có lời ru, tiếng hò tới những vùng âm thanh mới lạ hơn. Ông cố hòa hợp giai điệu ngũ cung của nhạc truyền thống Việt Nam với cái đại đồng của âm nhạc không biên giới. Lê Văn Khoa cũng cố tình viết từng cảnh thu nhỏ và sắc nét được minh họa bằng dân ca quen thuộc để người nghe dễ tiếp nhận một tác phẩm diễn tả những biến cố đau thương của đất nước bằng ngôn ngữ toàn cầu là nhạc…” Lý do viết nhạc giao hưởng, Lê Văn Khoa giải thích như sau trong một buổi nói chuyện tại Viện Việt Học ở Orange County, Nam California, vào năm 2007: “Thực ra, ý tưởng dùng nét nhạc dân tộc trong tác phẩm mình không phải là mới mẻ. Đã có rất nhiều tên tuổi âm nhạc lớn quay về cội nguồn quê hương, đưa bản sắc dân tộc vào nhạc của họ, như Chopin, Liszt, Tchaikovsky, Dvorak… “Tôi muốn viết nhạc làm sao để đưa dân nhạc ra khỏi biên cương Việt Nam. Viết cho những nhạc cụ phổ thông thế giới để người ta chơi được thì mình phải mất đi một phần tinh túy của nét nhạc mình…“Viết trên nền nhạc dân tộc không phải là chuyện dễ vì nét nhạc gò bó. Nhưng mình cũng phải viết vì không làm thì không có. Điệu nhạc Bình Bán Vắn mình nghe hoài, thấy rất tầm thường. Nhưng khi nó được tấu lên bằng dàn nhạc giao hưởng thì khác hẳn. Nó sáng rực lên, khác nào Cinderella được bà tiên hóa phép cho mặc bộ áo dạ hội lộng lẫy.” Trong buổi ra mắt “Lê Văn Khoa – Một Đời Cho Nghệ Thuật” tại Vùng Hoa-Thịnh-Đốn, Lê Văn Khoa cũng nói về nhu cầu phải viết nhạc giao hưởng nếu muốn đem âm nhạc Việt Nam ra với thế giới. Ông nói năm 1973 ông từng có nhiều buổi nói chuyện với Giáo Sư Nguyễn Hữu Ba, một chuyên gia về cổ nhạc Việt Nam, và đã không đồng ý với nhau. Ông Ba muốn nhạc cổ truyền của mình phải chơi bằng nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, lục huyền cầm hay đàn bầu… Theo ông Lê Văn Khoa thì chưa chắc mấy nhạc cụ đó đã là của Việt Nam, trong khi muốn người ta chơi nhạc của mình thì mình phải làm sao viết cho họ chơi được bằng nhạc cụ của họ. Ông đã nói về cây đàn Bandura, một nhạc cụ nhiều dây cổ truyền tuyệt vời của Ukraine, nhưng rất khó viết nhạc cho cây đàn này, với cả nhạc sĩ Ukraine. Nhưng Lê Văn Khoa đã say mê Bandura và đã đưa những bài dân ca Việt Nam như Lý‎ Ngựa Ô, Se Chỉ Luồn Kim, Trống Cơm vào những bản hợp tấu viết cho nhạc cụ này. Những nhạc sĩ người Ukraine đã rất hãnh diện được trình tấu nhạc Việt Nam với cây đàn Bandura và mê nhạc cổ truyền Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên họ được dùng nhạc cụ này để chơi một bản nhạc ngoại quốc, và những bản hòa tấu này như một sứ giả “đã nối liền hai nền văn hóa rất xa nhau về địa lý nhưng lại rất gần trong tim và tinh thần”, như phát biểu của một nữ nhạc sĩ người Ukraine. Nhưng, đã nói về “Symphony Vietnam 1975” thì không thể không nói tới “Ca Ngợi Tự Do”, hành âm cuối cùng này của “Symphony Vietnam 1975” đã xác lập tài nghệ âm nhạc của Lê Văn Khoa trên sân khấu quốc tế, đồng thời cũng làm nổi bật sứ mạng của một chiến sĩ văn hóa mà ông đã tự nhận lãnh từ khi dấn thân vào thế giới nghệ thuật muôn màu, muôn vẻ 65 năm trước, khi vừa 20 tuổi đời.

Giờ đây, đã 85 tuổi, mái tóc đã bạc trắng trên đầu, và lưng đã còng sâu xuống, dáng đứng của người chiến sĩ văn hóa ấy đã không hề thay đổi. Vẫn hiên ngang, hào hùng, vẫn lạc quan, và tin tưởng ở chiến thắng cuối cùng của Lý tưởng Tự Do trên quê cũ và ước hẹn một ngày về trong vinh quang. Nhưng, Lê Văn Khoa không phải chỉ mang một sứ mạng cao cả trong phạm vi âm nhạc. Ông còn là một khuôn mặt lớn trong thế giới nhiếp ảnh mà ông khiêm tốn tự gọi mình là “một người chụp hình”. Tại buổi ra mắt ngày 22 tháng 7 ở Vùng Hoa-Thịnh-Đốn, trong phần “mạn đàm”, đáp câu hỏi “là một nghệ sĩ ông đã có những hoạt động gì để phục vụ quê hương, đất nước Việt Nam Cộng Hòa”, Lê Văn Khoa nói rằng bất cứ ai cũng có thể phục vụ quê hương bằng nhiều cách. Riêng ông, là “một người chụp hình”, không dám nhận là một nhiếp ảnh gia vì “chưa đủ tư cách”, dù ông đã có vài giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế, ông đã dùng hình ảnh  để làm đẹp quê hương miền Nam. Ông nhận thấy muốn làm cho thế giới ủng hộ mình thì phải cho họ biết về đất nước mình, cho họ thấy những hình ảnh đẹp của quê hương mình. Về mặt này, gọi là tuyên truyền, thì mình quá yếu, trong khi đó thì cộng sản tuyên truyền rất mạnh. Họ mở những cuộc triển lãm ở ngoại quốc với những hình ảnh rất đẹp, rất sạch sẽ và an bình ở miền Bắc, còn hình ảnh trong Nam thì toàn những cảnh xấu xa, dơ bẩn, với những cô gái gần như không có quần áo gì cả, ngồi trên đùi mấy ông Mỹ đen và để cho bàn tay của những người này thám hiểm khắp nơi trên thân thể. Trước tình thế ấy, ông Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa Giáo Dục VNCH có mời ông Lê Văn Khoa tới để hỏi ý kiến, ông đề nghị nên thực hiện một bộ hình ảnh đẹp của Nam Việt Nam để đưa ra ngoại quốc triển lãm. Ông tổng trưởng đồng ý và ông Lê Văn Khoa, với sự hợp tác của nhiều nhà nhiếp ảnh, đã thực hiện bộ “Hình ảnh đẹp Việt Nam”, nhưng chỉ triển lãm được một lần ở Brussels (thủ đô nước Bỉ). Rồi ông tổng trưởng Ngoại giao cũng mời ông Lê Văn Khoa tới hỏi ý kiến và ông đề nghị nên gửi bộ “Hình ảnh đẹp Việt Nam” tới các nhiệm sở ngoại giao của VNCH trên thế giới để triển lãm. Bộ Ngoại giao đồng ý, sau đó ông có nhận được bản sao một văn thư mà Bộ Ngoại giao đã gửi cho tất cả nhiệm sở ngoại giao. Kết quả, chỉ một nơi nhận lời là lãnh sự VNCH tại Ấn Độ! Lê Văn Khoa nói trong những nước Bắc Âu lúc ấy, ủng hộ CSBV mạnh nhất và chống VNCH dữ nhất là Thụy Điển, nhưng ông đã liên lạc được với một nhóm sinh viên bằng lòng giúp ông mở một cuộc triển lãm “Hình ảnh đẹp Việt Nam” tại Stockholm. Ông nhấn mạnh rằng đây chỉ là việc làm của một người, một cá nhân, để phục vụ quê hương, không phải của bộ nào hay cơ quan, tổ chức nào. Nhưng, hôm khai mạc cuộc triển lãm có vài người đã lợi dụng lúc nghỉ trưa dùng búa, dao đập phá và xé nát những bức ảnh chưng bày trong phòng. Những kẻ phá hoại đã chạy thoát trước khi cảnh sát đến. Ông Lê Văn Khoa nói: “Nếu tất cả nhiệm sở ngoại giao VNCH đều mở những cuộc triển lãm ‘Hình ảnh đẹp Việt Nam’ thì đã không có ngày 30 tháng 4 năm 1975.” Có lẽ ông muốn nói, qua hành động đập phá cuộc triển lãm của ông tại Thụy Điển, cho thấy phe cộng sản đã đặt nặng chiến thuật tuyên truyền dối trá tới đâu và rất sợ sư thật. Nghe vụ này, tôi nhớ tới câu chuyện ông Trần Văn Ân, phụ tá chính trị của TT Nguyễn Văn Thiệu, đã nói với tôi khi ông trở về sau một chuyến đi Thụy Điển và mấy nước Bắc Âu với sứ mạng “giải độc” vào năm 1972. Tôi tới thăm ông tại tư gia ở Sài-Gòn, ông buồn rầu cho biết mấy nước này đã bị tuyên truyền của Việt cộng đầu độc nặng. Ông nói: “Họ ác cảm và lạnh nhạt với mình ra mặt. Tới đâu cũng nghe họ nói chính phủ VNCH là bù nhìn của Mỹ với những ông tướng thối nát.” Không có cách nào để “giải độc”, ông Trần Văn Ân đành phải nói nếu cho rằng xã hội miền Nam VN thối nát thì trong vũng bùn ấy cũng còn có những đóa sen đẹp, còn xã hội miền Bắc dưới chế độ độc tài sắt máu của cộng sản chỉ là một khối băng giá lạnh và buồn thảm, không một loài hoa nào có thể bám rễ nảy mầm. Lại nghĩ đến xã hội Việt Nam ngày nay để thấy thương ông Trần Văn Ân và cả ông…Lê Văn Khoa! Những đóa hoa sen trong bùn? Trở lại với buổi ra mắt “Lê Văn Khoa, Một Đời Cho Nghệ Thuật”. Trả lời một câu hỏi khác, một câu hỏi rất cần đặt ra cho những văn nghệ sĩ ở hải ngoại: CSVN có tìm cách dụ dỗ hay mua chuộc ông không, Lê Văn Khoa nói: “Cũng không thể tránh khỏi”.

Ông Lê Văn Khoa cho biết năm 2001, sáu năm sau ngày cha ông qua đời (1985) ông mới trở lại Sài-Gòn vì bổn phận làm con. Trong dịp này, ông có gặp người nhạc trưởng ban nhạc giao hưởng thành phố, người này đề nghị giúp ông tổ chức một buổi hòa nhạc và ông đã từ chối. Bí thư thành ủy cũng có gặp ông và đề nghị ông trở về Việt Nam sinh sống, ông Lê Văn Khoa trả lời: “Không thể được.” Bí thư thành ủy Việt cộng: “Tại sao không được? Tôi sẽ giúp làm mọi giấy tờ cho anh.” Lê Văn Khoa: “Tôi mà ở lại đây thì không thể trở lại Mỹ.” Bí thư thành ủy: “Tại sao?” Lê Văn Khoa: “Đồng bào bên đó sẽ chửi rủa tôi. Không phải chửi một mình tôi, mà chửi cả ba bốn đời nhà tôi. Và khi ấy tôi cũng không thể sống ở Việt Nam”. Thành ủy VC: “Vì sao?” Lê Văn Khoa: “Các ông có để cho tôi sống không?”

Ông Lê Văn Khoa cho biết viên thành ủy suy nghĩ một phút, rồi trả lời thẳng thừng: “Chỉ có chết!” “Chỉ có chết”, nhưng nhiều người trong giới ca nhạc ở hải ngoại đã về Việt Nam sinh sống, ca hát, và đã trở thành những con cừu giả dối, sau khi đã tự trút bỏ nhân cách, nhân quyền, nhân phẩm, và để cho CSVN dùng họ vào mục đích tuyền truyền cố hữu, đánh bóng, tô màu cho cái chế độ gian ác. Thế còn những ca nhạc sĩ ở lại ngoài này và tương lai nền âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại? Ông Lê Văn Khoa cho rằng đang “đi vào ngõ bí”. Ông nói rằng ở hải ngoại nhiều người viết nhạc nhưng không biết nhạc. Họ chỉ hát vào máy cát-xét rồi nhờ ngừơi khác chỉnh lại và cho phổ biến, trình diễn, nhưng những ban nhạc hòa tấu không thể chơi được. Tóm lại là mình chỉ thưởng thức với nhau trong cộng đồng! Nhiều người không hiểu biết âm nhạc chắc phải kinh sợ trước sự thật này. Lê Văn Khoa là con người lặng lẽ, nhưng sống rất nhiều, làm việc rất nhiều, đóng góp rất nhiều cho xã hội và quê hương đấ

t nước, trong đó ông đã dành rất nhiều tình yêu và thì giờ cho trẻ thơ, từ đứa bé bụi đời cho tới những em sớm bước chân vào thế giới âm thanh. Khởi đầu với chương trình “Thế Giới Của Trẻ Em” trên đài truyền hình Sài-Gòn khi còn là một chàng trai ở tuổi thanh xuân cho tới hôm nay với 85 tuổi đời chồng chất, Lê Văn Khoa chưa bao giờ ngừng nghỉ phục vụ xã hội và quê hương, qua nghệ thuật, và bằng nghệ thuật. Việt Nam đã may mắn có Lê Văn Khoa.

Sơn Tùng

HÀ VŨ : Lê Văn Khoa, người hòa nhạc Việt Nam vào dòng nhạc thế giới

Lê Văn Khoa, người hòa nhạc Việt Nam vào dòng nhạc thế giới

08/11/2019


Chia sẻ

  • 69

Xem bình luận

Sinh tại Cần Thơ năm 1933 trong một gia đình Tin lành thuộc Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, nhạc sĩ Lê Văn Khoa có khiếu âm nhạc từ nhỏ. Theo lời ông kể, ông tự học nhạc từ một cuốn sách nhạc bằng tiếng Pháp lượm được ngoài đường vào năm 14, 15 tuổi. Nhà không có đàn piano, ông đàn tưởng tượng bằng cách gõ tay lên mặt bàn như đang gõ phím đàn. Vậy mà ông đã khiến một giáo sĩ Mỹ tại nhà thờ Cơ Đốc Phục Lâm ở Sài Gòn ngạc nhiên vì có thể cùng bà đàn một bản nhạc. Ngoài ra, ông còn đưa cho bà xem một bản nhạc do chính ông sáng tác.

“Cái lạ này là cái mà có thể tui có năng khiếu âm nhạc từ trước, cho nên hồi tui học lớp nhì, tui được trường chỉ định lên dạy lớp nhất học hát để đi thi tiểu học. Hát thì mình hát đúng nốt, nhịp nhàng nhưng đâu có biết nhạc, biết hát là cùng,” nhạc sĩ Lê Văn Khoa thuật lại. https://www.voatiengviet.com/embed/player/0/5157656.html?type=audio&platformType=responsive&enablejsapi=1

Nhà nghèo, lương mục sư của cụ thân sinh không bao nhiêu, bị ảnh hưởng bởi thời cuộc như biểu tình, bãi khóa.. nên nhạc sĩ Lê Văn Khoa bỏ học sớm, đi làm việc cho Giáo hội và theo học một trường thần học nhỏ ở Phú Nhuận.

Ngoài những lớp đàn hát trong trường thần học, hầu hết những hiểu biết về âm nhạc của ông đều do tự học. Sách vở do một giáo sĩ người Mỹ gởi mua từ Mỹ. Tuy nhiên, nhờ năng khiếu và tinh thần hiếu học nên những nhạc phẩm đầu tay của ông đã chiếm được giải thưởng toàn quốc.

“Năm 1953 tui trúng giải thưởng sáng tác nhạc. Hồi đó thi phải gởi ra Hà Nội vì chưa phân chia đất nước,” ông chia sẻ. “Rồi 1955 chia đất nước rồi, trong Sài Gòn có cuộc thi nữa, tui tham dự nữa trúng giải luôn. Trước đó tui có đàn cho đài phát thanh Pháp Á, đài phát thanh quốc gia.”

Ông cho biết bắt đầu chuyển từ sáng tác ca khúc sang viết nhạc hợp ca vì nhận thấy nhạc Việt Nam rất yếu về lĩnh vực đại hợp ca-hòa tấu và ông trở thành người duy nhất cộng tác với đài truyền hình Việt Nam thời bấy giờ trong chương trình đại hợp ca-hòa tấu mang tên ‘Tiếng nhạc trầm tư’:

“Mỗi lần tui làm chương trình, anh em trên đài truyền hình họ buồn lắm. Họ cứ nói tui hoài, tại sao cứ chọn đường khó đi, không làm như mấy người khác cho dễ. Nhưng rồi tui nghĩ đã có rồi bây giờ mình làm thêm cái khác chớ, phải khai triển thêm, phải thấy cái phong phú của nó. Nhạc Việt mình đâu phải chỉ có một lối. Ý nghĩ của mình thì mình cố mình làm vậy thôi. Có thể nó không hợp với đại chúng, nhưng biết đâu chừng vài chục năm sau thì nó lại khác.”

Vài chục năm sau, CD Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”, nói lên thân phận người Việt Nam trong cuộc chiến xâm lược của miền Bắc cho đến khi vượt thoát tìm tự do tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ, được ra mắt công chúng vào năm 2005, với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine.

Nhặc sĩ Lê Văn Khoa trên poster quảng cáo buổi trình diễn giàn nhạc giao hưởng ở Kiev, năm 2007
Nhặc sĩ Lê Văn Khoa trên poster quảng cáo buổi trình diễn giàn nhạc giao hưởng ở Kiev, năm 2007

“Mình đi 75, tui cứ đắn đo hoài, 85 bắt đầu viết. Viết rồi mình ngưng, viết rồi ngưng. Mình viết rồi làm sao trình diễn đây. Mình đâu có quen ban nhạc nào của Mỹ, mình cũng là người vô danh ở đây sức mấy mà họ chịu đụng tới,” nhạc sĩ Lê Văn Khoa kể về những long đong trong một thời gian dài của Đại tấu khúc này.

“Rồi dàn nhạc Pacific Symphony Orchestra ở California làm chương trình 20 năm sau chiến tranh Việt Nam, tui làm cố vấn cho họ thì họ mới biết tui có viết nhạc, họ mới lấy ra chơi…Điều hết sức ngạc nhiên cho tui là tất cả báo Mỹ đều có bài về buổi trình diễn đó. Và họ cho đó là sự hòa hợp giữa Đông Tây tuyệt diệu,” ông tiếp lời.

Sau nhiều năm Pacific Symphony tiếp tục trình diễn sáng tác của ông, và với sự giúp đỡ của Ban Hợp xướng Ngàn Khơi ở California, ông mới làm ra CD.

Về cơ duyên Đại tấu khúc ‘Việt Nam 1975’ được dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine trình diễn, nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết:

“Đó là cơ hội hãn hữu. Thứ nhất là như tui nói đó, nhạc mình mất 10 năm để viết, 10 năm sau mới trình diễn, rồi loay hoay hoài để tìm cách thực hiện CD. Ở Mỹ họ tính mắc quá. Tui cố vấn cho Pacific Symphony, nhưng mà họ nói họ sẵn sàng làm để tui thu thanh nhưng phải mất 120.000 đô la và thu thanh làm 3 buổi. Nhưng làm sao mình có tiền để làm cái đó và mình làm ra mình bán được 1.000 cuốn hay không? Vậy mỗi cuốn bán bao nhiêu tiền, ai mua được? Thành ra tui mới chạy xuống Úc dàn xếp với dàn nhạc giao hưởng ở Sydney. Họ đồng ý nhưng sau mất liên lạc không làm được gì nữa. Tui nói thôi mình xuống tận cùng miền nam không được thì mình lên miền bắc, thì có người giới thiệu với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra, họ cũng đi trình diễn khắp thế giới, thì tui tiếp xúc. Họ cũng do dự nhưng mà rồi họ biểu tui gởi nhạc cho họ coi. Tui gởi nhạc cho họ coi. Họ nói được họ sẽ làm cho tui…Thành ra tui phải đi Ukraine để làm. Có hai yếu tố: thứ nhất trình độ nhạc Ukraine cao. Đúng ra đó là cái nôi của âm nhạc Tây phương. Thứ hai họ là quốc gia nghèo nên tính phí tổn không như ở Mỹ. Thành ra tui đi Ukraine để thu thanh.”

Ngoài Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”, với mong muốn đưa các làn điệu dân ca Việt Nam ra khắp thế giới, nhạc sĩ Lê Văn Khoa chú tâm soạn nhạc giao hưởng cho các loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

“Tui nghĩ rằng cái văn hóa là cái gì còn tồn tại chớ không phải chính trị. Chính trị, chế độ gì gì đi nữa cũng có thể bị thay đổi, mà văn hóa thì còn. Vì thế, tui nghĩ nhiều đến dân ca để bất cứ ban nhạc nào hay nhạc cụ nào của thế giới chơi mà người Việt Nam mình nghe được mình nhận ra ‘Ồ cái bài này tôi biết, bài này của Việt Nam’ thì hay hơn…cho nên tui dùng nhiều dân ca để viết cho dàn nhạc giao hưởng, để viết cho piano mà âm hưởng hoàn toàn của Việt Nam,” ông cho biết. “Khi mà chúng tôi thu thanh ở Ukraine, nhạc sĩ Ukraine nhao nhao yêu cầu nhạc trưởng xin tui để nhạc lại để họ còn trình diễn. Tui thấy đó là điều quý. Họ chơi họ thích, họ thích họ chơi nữa.”

Bìa sách nhạc piano do nhạc sĩ Lê Văn Khoa biên soạn
Bìa sách nhạc piano do nhạc sĩ Lê Văn Khoa biên soạn

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết ông ôm ước vọng là đào tạo thế hệ kế thừa làm nhạc giao hưởng như ông, và hiện ông có dạy một số học trò sáng tác nhạc cho piano.

“Tui hy vọng chúng ta sẽ có nhiều người đạt được trình độ cao gấp trăm, gấp ngàn lần trình độ tui đạt được tới ngày hôm nay,” ông thổ lộ.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa là một nghệ sĩ đa tài. Ngoài lĩnh vực âm nhạc, ông còn là một nhiếp ảnh gia từng chiếm giải thưởng Nhiếp ảnh trong cuộc thi sáng tác Văn học Nghệ thuật Toàn quốc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Những tác phẩm của ông cũng được trưng bày trong các cuộc triển lãm nhiếp ảnh khắp nơi trên thế giới như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Nhật Bản… trước năm 1975 và tại Mỹ sau năm 1975.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân Ngọc Hà, năm 2005
Nhạc sĩ Lê Văn Khoa và phu nhân Ngọc Hà, năm 2005

Hiện nay dù ở tuổi 86, ông vẫn miệt mài sáng tác một tấu khúc mà ông hy vọng sẽ được trình diễn vào năm 2021.

“Tui viết một bài gọi là ‘đối thoại’, cho đàn độc huyền của mình chơi với dàn nhạc giao hưởng Tây phương đủ loại nhạc cụ và cả trăm người. Còn mình chỉ có một người đàn và cái đàn chỉ có một dây. Tui muốn nói tiếng nói nhỏ bé của mình, mỗi lần trỗi lên bị đàn áp. Đó dùng âm thanh, dùng âm nhạc để nói lên thân phận của người Việt Nam của mình, nhưng mà chưa có trình diễn được. Tui hy vọng rằng 2021 có thể sẽ trình diễn được.”