Jour : 5 mars 2021

TRẦN VĂN NGÔ : TIẾNG VIỆT…CHẾT CHÓC

TIẾNG VIỆT…CHẾT CHÓC

DẠO NÀY NGHE, THẤY, VIẾT, NÓI, THAN, KÊU TRỜI…TỬ VONG (CHẾT) NHIỀU QUÁ !Mới khám phá ra rằng thì là…phong phú nhất trên thế giới, tiếng nước ta có nhiều chữ về chuyện chết, chết chóc, chấm dứt cuộc đời này. Tại sao ? Tại vì có quá nhiều kiểu chết, lý do chết nhiều khi lãng xẹt, hay do từ đầu óc xiên xẹo của ba anh nhà văn nhà báo, làm tự điển, ca cải lương mà ra.Tây, Tàu, Mỹ, Nhật trong các đại học hay trung tâm văn hóa thâm cứu tiếng Việt có người bị điên vì chỉ có một chữ chết thôi mà học không xong. Khùng luôn.

*CHẾT LÀ HẾT ĐỜI

Chết chóc là chết. Nói chung về tình cảnh chết. Tại sao có chữ chóc ?

Chết già, chết non, chết yểu, chết cháy, chết chìm, chết trôi, chết đuối, chết tươi, chết thiêu, chết toi (gà, vịt), chết đói, chết giả, chết đứng, chết hụt, chết giấc, chết tiệt, chết trương… Cười chết bỏ. Tội chết. Chết điếng…

*Tử vong là chết, mình nói chết thấy buồn quá nên nói tử vong cho nó khó hiểu. Tử vong là tiếng Hoa.Với dịch cô vi, chữ tử vong này đã xài tới một ngàn tỉ lần trên báo. Không nói trường hợp mà lại nói ca là từ tiếng Pháp. Ngộ chưa ?

Tự tử cũng là chết

Tử biệt cũng là chếtCũng có khi tự tử không chết thì không phải nằm trong diện này.

Qua đời cũng là chết

Mãn phần cũng là chết

Mất cũng là chết

Thường thì nói hay viết : mất rồi

Rồi đời cũng là chết

Đi đời họ nhà ma cũng là chết

Đi đứt cũng là chết

Hy sinh cho dù hy sinh vì đại nghĩa cũng là chết

Liệt sĩ cũng là chết tiếng của người nước Cộng sản

Khuất núi cũng là chết

Người Nhật thời xưa con trai cõng mẹ già lên bỏ trên núiĐã khuất cũng là chết

Bất khuất cũng là chết…hay là trước khi chết

Nhắm mắt, đứng tròng cũng là chết

Cũng liều nhắm mắt đưa chânThử xem con tạo xoay vần tới đâu

Lưng tròng hay mắt nhắm mắt mở thì chưa, mới có 51%, sắp

Tự tử, tự tận, tự sát, tự trầm mình, tự vận cũng là chết

Harakiri 腹切り hay seppuku 切腹 mổ bụng cũng là chết. Tục lệ này không còn để thử nghiệm nũa.

Từ trần cũng là chết Xin lưu ý : Hai họ Trần và Từ không nên thông gia với nhau. Vì khi loan báo trên mi cro rằng hai họ Từ Trần…thì xui chứ không phải xui (da) gia

Trầm mình là chết dưới sông Hai Bà trầm mình xuống Sông Hát, tự vận,

Khuất bóng cũng là chết

Tắt thở cũng là chết

Ngạt thở chỉ mới ngoi ngóp thôi như chữ ngáp ngáp

Đi rồi – Toi đời rồi cũng là chết

Em Đi Rồi, bài ca của Lam Phương coi như xong em rồi

Rồi đời cũng là chết

Nhắm mắt xuôi tay cũng là chết

Cũng nói : Nhắm mắt buông tay

Ngủm củ tỏi cũng là chết

Nghẻo cu tỉ cũng là chếtTiêu tán thòn cũng là chết

Tiêu tùng dân cờ bạc thường dùng cũng là chết

Hui nhị tì cũng là chết

Đắp chiếu cũng là chết

Chầu trời hay về chầu Diêm Vương cũng là chết

Thăng thiên cũng là chết

Theo ông bà, về với tổ tiên cũng là chết

Đi Đai chia động từ to die cũng là chết

Mo cũng là chết tiếng Pháp đó

Băng hà là ngài đã chết

Vĩnh biệt, lìa trần cũng là chết

Chán sống mới chán đời thôi chưa chết

Buông xuôi cũng là chết, sắp chết thì đúng hơn

Vong mạng, vong thân cũng là chết

Vị quốc vong thânTử tiết cũng là chết, chết vì nghĩa

Tử trận chết ngoài mặt trận, tử sĩ, tử quốc

Hạ huyệt, hạ thổ cũng là chết

Dưới ba tấc đất cũng là chết

Thiêu, chôn cũng là chết

Tịch là chiếu nghĩa là bó chiếu cũng là chết

Lìa đời, đã mất cũng là chết

Qua đời cũng là chết

Bất đắc kỳ tử cũng là chết, chết mà chưa muốn chết

Đi bán muối cũng là chết

Ra đi cũng là chết

Ra đi là hết rồi (lời ca)

Chê nghèo không muốn sống cũng là chết

Về cõi tây phương cũng là chết

Phật A Di Đà tiếp dẵn về cõi Tây phương cực lạc

Hóa kiếp lai sinh cũng là chết

Về hưởng nhan Thánh Chúa cũng là chết

Ra đi ngàn thu cũng là chết

Ngậm cười nơi chín suối

Trở về cát bụi cũng là chết

Về chầu trời

Từ giã cõi đời cũng là chết

Đi lên niết bàn cũng là chết

Chia tay cõi trần cũng là chết

Về Cõi hạt cũng là chết

Nghẻo – Queo cũng là chết

Nằm queo co ro vì lạnh chắc cũng sắp chết

Biến thể : Nghẻo cu tỉ

Ngắm gà khỏa thân cũng là chết

Lên bàn thờ ngắm chuối cũng là chết

Xong kiếp phàm trần cũng là chết

Ôi thôi, vĩnh biệt cũng là chết, nói với người chết thì nói vậy.

Cách dùng : Tùy vào hoàn cảnh, giai cấp xã hội chọn một chữ để dùng. Và chỉ một chữ mà thôi. Có ai chết hai lần trừ trong lời ca, bài hát

.*CHẾT MÀ KHÔNG CHẾT

Chết điếng đau quá như chết

Chết đứng xúc động quá mà

Chết dở sống dở

Chết cóng vì lạnh quá nhưng bỏ chạy

Chết chửa…câu nói đó mà

Chết đòn dọa con nít

Chết gí nằm yên như chết

Chết giả giả chết

Chết mê, chết mệt : yêu nhau cho lắm

Chết ngất không còn biết trời trăng chi nữa

Chết ngốt, chết ngộp nóng quá khó thở nhưng chưa chết

Chết thật là câu nói kêu lên, nhưng sự thật không có ai chết

Chết tiệt để rủa vì phải chờ chịu trận lâu quá đâm bực mình.

Chết nhăn răng đến nơi mà còn cười.

*THÊM VÀI CÂU VỀ CHẾT

Chim khôn chết mệt vì mồiNgười khôn chết mệt vì lời nhỏ to

*Chính chuyên chết cũng ra maLẳng lơ chết cũng đưa ra đầy đồng

*Báo chết để da, người ta chết để tiếng

*Ông tơ chết tiệt, bà nguyệt chết trùng tang

Không ai xe giây mối dợ (nhợ) để lỡ làng đôi ta-

Ca dao Huế